1. Giai cấp tận đáy: bao gồm những công nhân, nông dân và ngư dân. Họ là những người ít học nhất, khổ sở nhất và thương tổn nhất nhưng cũng chính là lực lượng tạo ra miếng ăn và của cải cho xã hội nhiều nhất. Đây là giai cấp gánh chịu nhiều bất công nhất. Giai cấp này được đảng và nhà nước quan tâm đúng mức để duy trì họ như những "con bò sữa" nuôi dưỡng cái nền cho chế độ đồng thời đàn áp và mị dân tối đa để dập tắt mọi manh nha đòi hỏi sự công bằng.
2. Giai cấp lềnh bềnh: bao gồm những cá nhân thuộc dạng trung lưu, có học, có thu nhập tương đối cao và ổn định và phần lớn là sống ở các thành phố, làm việc trong các văn phòng. Giai cấp này là giai cấp hiểu và thấy rất rõ bản chất chế độ nhưng phần lớn chọn lựa sự im lặng vì không muốn phiền đến bản thân và gia đình mình. Đây là giai cấp gián tiếp duy trì sự bất công và hư hoại đất nước. Đảng và nhà nước thấy rất rõ nên quan tâm đúng mức để duy trì sự im lặng của họ bằng cách không làm ảnh hưởng quá nhiều đến quyền lợi của họ.
3. Giai cấp tư bản đỏ và nhóm bảo vệ: bao gồm những kẻ trong đảng, có nhiều quyền lực và của cải, chủ yếu sống ở những nơi an toàn và giàu có. Giai cấp này hiểu rõ hơn hết bản chất chế độ và họ sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để bảo vệ chế độ. Việc bảo vệ ấy quyết liệt không những vì của cải và quyền lực mà còn chính là sinh mạng của họ. Bởi vậy, việc mong chờ một chính sách hoặc sự thay đổi để mang lại công bằng và hạnh phúc cho người dân từ giai cấp này là điều viễn vông.
Nước Việt Nam có thay đổi hay không chắc chắn không phải do nhóm nào thuộc giai cấp thứ 3 mà do chính giai cấp thứ 1 và một phần lớn của giai cấp thứ 2 quyết định.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét