20.11.15

GIÁO DỤC THEO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

GIÁO DỤC THEO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
Trong môi trường XH và Giáo dục ở chế độ VN hiện nay đầy rẫy những vấn nạn, làm cho những bậc cha mẹ luôn cảm thấy lo lắng bất an. Gia đình nào có điều kiện kinh tế thì tìm cách cho con đi nước ngoài định cư hay trả nhiều tiền mỗi tháng để con mình học các trường quốc tế tại VN hay lo tiền chạy trường cho ban giám hiệu nhà trường để con mình được học ở một trường công khác và hy vọng nó sẽ tốt hơn. 

Với môi trường giáo dục đầy bất cập hiện nay thì việc lo lắng cho con mình là chuyện đương nhiên, nhưng nếu chỉ lo lắng thôi mà không có hướng giải quyết sẽ làm cho mình lo lắng trong bế tắc. Như hôm trước vợ Thành cũng lo lắng như thế, riêng với suy nghĩ của Thành là hãy để cho con mình phát triển theo cách của bé trong môi trường XH hiện nay, để bé tự thích nghi với môi trường, giống như người ta hay ví von “Sống chung với lũ”. Đương nhiên việc của ba mẹ là phải theo dõi, tác động vào để giúp bé định hướng phát triển nếu không bé sẽ bị ảnh hưởng nhiều của môi trường xấu hiện nay

Thành viết tiếp dưới đây không phải là một bài học hướng dẫn cho con mình làm gì đó, mà chỉ đơn giản là hãy dành 10 phút mỗi ngày để nói chuyện, hỏi con bốn câu hỏi:
1. Hôm nay ở trường con có việc gì tốt diễn ra không?
2. Hôm nay con có những biểu hiện tốt nào?
3. Hôm nay con có học được điều tốt nào không?
4. Hôm nay con có việc gì cần ba mẹ giúp đỡ không?

Những câu hỏi này nhìn có vẻ rất đơn giản, nhưng kỳ thực lại bao hàm ý nghĩa rất phong phú.
Câu hỏi thứ nhất: Ở câu hỏi này kỳ thực là cha mẹ đang điều tra xem khả năng quan sát của trẻ như thế nào? Qua đó, cha mẹ sẽ hiểu được trong lòng trẻ coi cái nào là tốt? Cái nào là không tốt?
Câu hỏi thứ hai: Trên thực tế câu hỏi này sẽ có tác dụng khích lệ trẻ, gia tăng lòng tự tin của trẻ.
Câu hỏi thứ ba: Câu hỏi này sẽ giúp trẻ suy nghĩ xem trong ngày trẻ đã học được điều gì?
Câu hỏi thứ 4:Ở câu hỏi này bao gồm hai ý nghĩa. Một là thể hiện sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái. Hai là ngầm mặc định cho con hiểu rằng việc học tập là việc của con, cha mẹ chỉ có thể giúp đỡ.
Theo lý niệm giáo dục, muốn giáo dục trẻ tốt thì mấu chốt quan trọng nhất là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái phải tốt. Nếu như, trong lòng trẻ biết rằng cha mẹ mình là người có trách nhiệm, có thể tin tưởng được thì trẻ cũng tin tưởng cha mẹ sẽ yêu mình vô điều kiện. Trẻ sẽ hiểu rằng những khen ngợi hay phê bình của cha mẹ đối với mình đều là vì để tốt cho mình. Một khi đã có sự tin tưởng ở trẻ thì mối quan hệ giữa đôi bên là tốt, hai bên cùng yêu thương, ủng hộ và hiểu nhau. Giáo dục dưới góc độ này chính là “giáo dục nương theo sự phát triển của trẻ”

0 nhận xét:

Đăng nhận xét