SAO LẠI TRUY ĐUỔI DÂN NGHÈO BÁN RONG
Xã hội VN ngày nay có rất nhiều những con người nghèo khổ, ho chỉ trông chờ vào gánh hàng rong: hoa củ quả hay cái kim sợi chỉ để sinh sống. Họ sống nhờ những góc phố, bờ cây để buốn gánh bán bưng. Họ không nơi nương tựa thế nhưng công việc buôn bán của họ luôn nơm nớp lo sợ bởi những người được cho là đang thực thi công việc của chính quyền. Đó lá những cảnh sát đô thị, họ tư cho mình cái quyền thích bắt bớ ai thì bắt, họ lao xuống từ những chiếc xe cảnh sát vốn là xe chở hàng loại nhỏ, sẵn sàng ra tay trấn áp những con người bé xíu nhưng lại làm ngơ trước những Cửa hàng to lớn đã nộp tiền luật cho chính quyền để biến hè phố chung thành bãi chứa xe riêng của nhà hàng, quán ăn, ...
Ở đâu, phường nào, tôi cũng phải chứng kiến những hình ảnh đau lòng: Những người bảo vệ dân mang danh giữ gìn trật tự đô thị nhưng lại giằng, giật, thu, gom,... gánh tài sản ít ỏi của những người thấp cổ bé họng.
Tôi đã thấy những bà mẹ quê tong teo run rẩy trước cổng công an phường, bất lực nhìn gánh hàng và mấy cái ghế nhựa bị tịch thu, để lấp đầy kho thành tích "lập lại kỷ cương đô thị"...
Họ là dân nghèo nhưng không phải là tội phạm, cái lỗi của họ là thân phận quá bé nhỏ để được chen chân vào những khu vực đắt đỏ, họ quá nghèo để trang trải cho chuyện làm luật, họ thiếu cả kỹ năng sống tại cộng đồng đô thị, ... nên suốt ngày họ kiếm sống trong muôn nỗi sợ mong manh.
Tôi được một anh xe ôm kể, có những phường bàn ghế biển hiệu sau khi tịch thu có "đầu nậu" đến mua đưa ra khu chợ hàng cũ và cuối cùng được các nhà hàng bình dân ven đô mua về. Nếu đúng vậy thì hỡi ôi, có hẳn một công nghệ "làm ăn" khép kín rồi sao?
Giúp người nghèo ổn định cuộc sống như thế nào mới là việc khó cần phải làm chứ không phải ngăn con đường kiếm sống duy nhất của họ vì cái khẩu hiệu: văn minh đô thị. Quản lý đô thị cần cái đầu và trái tim, chứ không cần những cánh tay thô bạo kéo, giằng, xô, đẩy... Đưa những người nghèo quy tụ trong đùm bọc, yêu thương, đừng đẩy họ về phía đối kháng mà Đảng cho là thế lực thù địch hay phản động.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét