LÀM SAO ĐỂ DÂN GIÀU
Phần lớn thu nhập của người dân mình có được từ làm công ăn lương. Bây giờ muốn dân giàu có nghĩa là phải làm sao cho người chủ trả lương nhiều cho người làm công. Muốn trả lương cho người làm công nhiều, mà người chủ vẫn lời thì phải giảm càng nhiều càng tốt những loại thuế đánh vào doanh nghiệp. Thống kê mới nhất cho biết ở VN có đến 432 loại thuế và phí.
Nói là thuế đánh vào doanh nghiệp, chứ thật ra những người chịu thuế này thật ra là người tiêu thụ. Thuế nhiều quá phải tăng giá thành sản phẩm bù lại, tức trong sản phẩm bán ra đã có thuế mà chưa tính thuế Giá trị gia tăng VAT; qua mỗi khâu chế biến - sản xuất là có thuế, qua mỗi lần thêm nguyên liệu là có thuế, và sản phẩm khi bán ra đã bao gồm 1 đống thuế cho nên vật giá ở VN mới đắt đỏ nhất thế giới.
Đối tượng tiếp theo chịu thuế là người làm công, tính tiền lãi hàng tháng thay vì có thể trả lương cho người làm công 5tr, nhưng phải đóng nhiều thuế cho nhà nước quá, nên giảm bớt 2tr, người làm công chỉ còn nhận được 3tr thôi. Nên khi ko còn phải gánh nặng thuế, người chủ sẽ có lãi nhiều hơn
* Một bộ máy nhà nước có những cá nhân giàu lên nhờ tham nhũng từ tiền thuế của dân đóng, thì chúng có muốn giảm thuế cho người dân ko?
Tất nhiên câu trả lời là ko. Cho nên ở các quốc gia dân chủ người dân ko có trao cái quyền tăng - giảm thuế cho chính phủ, mà họ trao cho Quốc hội. Và Quốc hội đó phải đại diện cho người dân, do chính những người dân bầu lên. Và khi chúng ta có 1 Quốc hội của dân, thì những người dân khi làm ăn, khi lao động; họ thấy có những loại thuế nào vô lý, họ sẽ họp Quốc hội để đưa ra dự luật bãi bỏ hay giảm thuế nào đó.
* Nhưng mà giảm thuế nhiều quá, thì tiền đâu để nhà nước làm việc, tiền đâu để nhà nước xây cầu, xây đường cho dân?
Nhà nước giành làm cái việc xây cầu, xây đường để làm gì... ôm đồm nhiều quá ko tốt, sao ko giao cho tư nhân làm đi. Giao hết mấy cái việc xây, cất cho tập đoàn, cá nhân nào đó có tiền để họ làm. Bằng cách là nhà nước cho tư nhân đấu thầu, khác với đấu giá ai trả tiền cao thắng, thì đấu thầu này ai ra giá thấp nhất sẽ thắng. Đương nhiên Nhà nước sẽ giám định kế hoạch khả thi của các tập đoàn, xem có đảm bảo chất lượng an toàn ko mới cho họ đấu thầu. Và cũng phải qua sự phê duyệt của Quốc hội trước khi giao dự án cho 1 tập đoàn nào đó làm. Sau này ví dụ như cầu gãy, đường lún gây tai nạn thì bỏ tù người phụ trách công trình... để răn đe những tập đoàn khác sau này lên kế hoạch và thực hiện thi công, bảo trì phải kĩ lưỡng hơn bảo đảm an toàn cho người dân.
Ở chế độ hiện nay Nhà nước phụ trách việc xây cầu đường, luôn để xảy ra thất thoát, tham nhũng... thì giờ đây, với cách này chẳng còn đường nào để tham nhũng. VD Tập đoàn Phạm Đình bỏ ra 150 tỉ để làm, nếu dư thì tập đoàn này hưởng, nếu lỗ thì tập đoàn này chịu... chẳng lẽ mình tham nhũng của mình, và trong quá trình thi công nếu có tai nạn lao động phải đền bù thì tự tập đoàn này chịu, chứ ngân sách nhà nước ko có dính dáng gì hết. Xây xong thì dựng trạm thu phí để thu tiền lại từ người dân, có đồng hồ thu tiền trực tiếp cho người dân xem cho minh bạch... khi nào thu đủ 150 tỉ thì ngưng, ko thu nữa. Với cách này, người dân cũng sẽ ko còn phải đóng mấy cái thuế linh tinh như: thuế đường bộ, thuế cầu đường, thuế giao thông... gì nữa
* Một nhà nước độc đảng chúng chẳng bao giờ muốn giao việc xây cầu, đường cho tư nhân phụ trách... bởi vì những dự án này là những mâm cổ thịnh soạn để chúng bòn rút, ăn chặn, tham nhũng, ... chưa kể xây dựng một thời gian bị hư hỏng lại tiếp lấy tiền thuế của dân để sửa, mới đây lại có chiêu mới hơn là bán cả con đường cho nhà đầu tư để tiếp tục lấy tiền.
Một Quốc hội vì dân sẽ ko cho Nhà nước Chính phủ độc quyền nắm các mặt hàng thiết yếu trong xã hội. Bởi vì theo nguyện vọng của người dân, phải có cạnh tranh; thì các nhà kinh doanh, các nhà cung cấp dịch vụ mới xem khách hàng là thượng đế, mới cải tiến chất lượng sản phẩm, mới hạ giá thành sản phẩm để bán được hàng nhiều hơn đối thủ.
Các mặt hàng thiết yếu đó là: điện, nước, xăng dầu
- Ai muốn kinh doanh điện cứ nhảy vào, tự xây nhà máy tạo ra điện, tự mướn nhân công... lời thu lỗ chịu. Nếu là thủy điện thì chỉ nên đóng thuế môi trường, bảo vệ thiên nhiên
- Nước cũng vậy, có 1 hệ thống nhà máy chất lượng cao để lọc nước thải từ nước đã qua sử dụng thì khỏi thuế má gì hết... còn ai kinh doanh theo kiểu khai thác mạch nước ngầm thì đóng thuế môi trường, tài nguyên
- Xăng dầu thì khai thác tài nguyên quốc gia, (tức của cải toàn dân) thì nộp lại tiền khai thác dầu thô vào ngân sách nhà nước, quy trình lọc dầu có thải ra chất thải thì đóng thuế môi trường
Tinh giảm được càng nhiều thuế, thì sản phẩm bán ra càng rẻ, người được lợi nhiều nhất chính là người dân. 2 loại thuế chính mà nhà nước chỉ nên thu là thuế VAT, thuế này nên có mặt trong tất cả mọi sản phẩm, cứ mua 1 sản phẩm, thu 10% thuế. Loại thuế thứ 2 là thuế thu nhập cá nhân, mức lương 9tr đã là tối thiểu rồi... thì 15tr thu 10%, 20tr thu 15% cứ thế mà lên...
Chúng ta không nên xem thường thuế VAT nhé, và thuế này sẽ rất hữu hiệu khi người dân giàu. Dân giàu họ mới có nhiều tiền để mua sắm và cứ mua sắm là đóng thuế. Vì mỗi sản phẩm sau khi bỏ đi nhiều loại thuế linh tinh rồi, thì giá thành bán ra của nó rất rẻ, dân đang giàu, dư dả họ lại mua nhiều hơn và lại đóng thuế VAT tiếp. Ở đây có thể thấy, cách thu thuế này rất bền vững và an toàn, vì dân càng giàu nhà nước càng thu đươc nhiều tiền thuế, mà dân giàu là nhờ nhà nước đã bỏ đi rất nhiều loại thuế cho dân.
* Tóm lại ở đây chúng ta cần thay đổi 2 yếu tố chính của chính trị là:
- Xây dựng 1 nhà nước dân chủ, cho phép đa đảng, sử dụng mô hình tam quyền phân lập... thì chính quyền này mới biết cách điều chỉnh tăng - giảm thuế hợp lý theo tình hình thu nhập và nhu cầu của ng dân
- Chuyển đổi kinh tế quốc doanh sang kinh tế thị trường, tư nhân hóa càng nhiều lĩnh vực kinh doanh càng tốt để làm nhẹ ngân sách quốc gia
0 nhận xét:
Đăng nhận xét