TAM QUYỀN PHÂN LẬP
1. LẬP PHÁP:
Quốc hội là cơ quan
đặt ra luật pháp của quốc gia, quyết định tăng giảm thuế và thông qua
việc tiêu dùng ngân sách. Các thành viên
hoạt động trong Quốc hội gọi là Nghị sĩ hay đại biểu của nhân dân, và
bắt buộc phải do dân bầu lên, ko phân biệt đảng phái và ko đảng phái
cũng đc bầu.... chỉ cần người dân tin anh, biết rõ về anh, thấy anh luôn
gần gũi với dân, có những hoạt động thiết thực cho dân thấy thì dân sẽ
bầu cho anh. Là đại biểu của dân thì phải luôn lắng nghe nguyện vọng của
dân, rồi thay dân trình bày ý kiến lên Quốc hội, chưa cần biết Quốc hội
có đồng ý khi anh đề xuất hay ko, nhưng anh phải thay dân lên tiếng,
còn nếu anh làm lơ lời nói của dân thì nhiệm kì sau anh sẽ ko đc bầu. Vì
là cơ quan quyền lực của nhân dân và là cơ quan quyền lực cao nhất của
quốc gia, Quốc hội có quyền phế truất Tổng thống/Thủ tướng nếu Tổng
thống vi phạm luật pháp quốc gia bằng cách cho các thành viên Quốc hội
bỏ phiếu, ko thể có sự bao che ở đây, vì đã có đa đảng, và mỗi 1 nghị sĩ
đại diện cho 1 khu vực dân cư chứ ko đại diện cho đảng. Chính phủ muốn
dùng ngân sách để xây cất, chi tiêu cho dự án nào đó... bắt buộc phải có
sự cho phép của Quốc hội, chứ ko đc tự ý quyết định. Chỉ có Quốc hội
mới có quyền tuyên bố chiến tranh hay ngừng chiến vì đưa đất nc vào binh
đao hay ko phải do dân quyết định
2. HÀNH PHÁP:
Chính phủ là cơ quan phụ trách điều hành mọi công việc của
quốc gia, Tổng thống/ Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ, tiếp theo
là các Bộ trưởng, Người đứng đầu chính phủ phải do dân bầu lên. Ở các
quốc gia ko theo chế độ Tổng thống thì các Bộ trưởng phải do dân bầu lên
thông qua Quốc hội. Ở các quốc gia theo chế độ Tổng thống thì các bộ
trưởng do Tổng thống chọn và phải có sự đồng ý của Quốc hội bằng phiếu
bầu. Nếu Quốc hội ko đồng ý thì Tổng thống phải đề cử người khác. Như đã
nói ở trên, Quốc hội (tức dân) có quyền phế truất Tổng thống/Thủ tướng
thì Quốc hội cũng có quyền phế truất Bộ trưởng khi các bộ trưởng xảy ra
tiêu cực. Hệ thống cảnh sát là lực lượng vũ trang của chính phủ, đc
quyền bắt giữ nghi can theo luật pháp, nhưng ko có quyền xử án và cũng
ko có quyền đặt ra luật pháp. Nếu các cảnh sát lạm quyền tự ý ko làm
theo luật, dân có quyền kiện ngược lại các cảnh sát. Cảnh sát trưởng địa
phương cũng do người dân trực tiếp bầu ra.
3. TƯ PHÁP:
Tư Pháp phụ trách
xử mọi vụ án cho đất nước, nhân dân.... bao gồm 1 hệ thống Tòa án từ cấp
nhỏ nhất cho đến Tòa án tối cao quốc gia. Để đảm bảo Tư pháp độc lập,
khi xử án ko vướng vào tình trạng phe phái thì các Quan tòa(Thẩm phán)
phải do dân bầu lên và phải là những người ko có đảng phái, ko đc quyền
tham gia đảng, ko đc quyền lập đảng. Khi tòa án xảy ra tiêu tực thì Quốc
hội (tức dân) có quyền tố cáo và cách chức Thẩm phán. Tòa án chỉ có
quyền xử án, ko có quyền đặt ra luật pháp, cũng ko có quyền bắt giữ
người. Đừng đầu nhánh Tư pháp là Tòa án tối cao quốc gia, bao gồm 1 nhóm
thẩm phán(thường là số lẻ) làm việc bằng cách bỏ phiếu... cơ quan quyền
lực này có quyền phán quyết 1 đạo luật là vi hiến và bãi bỏ nó (thường
là do ng dân thấy 1 đạo luật bất hợp lý, sẽ biểu tình để gây sức ép lên
Quóc hội và Tòa án) . Cơ quan này cũng có quyền phán quyết những việc
làm vi hiến của Tổng thống.
Các bạn có thể thấy việc đơn giản nhất khi Lập pháp và Hành pháp ko
chung nhau thì đất nước sẽ hạn chế được việc tham nhũng. Dân nộp thuế
cho chính phủ, nhưng chính phủ muốn dùng tiền thuế của dân vào việc gì
phải hỏi ý kiến của Quốc hội (tức là dân), phải giải trình đầy đủ rõ ràng là
giao tiền cho ai, sổ sách liệt kê chi tiết đầy đủ tiền này dùng cho mục
nào, tiền kia chi cho khoản nào... yêu cầu giải trình tài chính công
khai minh bạch như thế thì rất dễ phát hiện tham nhũng.
Tư pháp
là cơ quan mang lại công lý cho nhân dân, cho nên việc Tư pháp độc lập
để có thể công tư phân minh, ko thiên vị xử án là điều quá dễ hiểu.
Nhưng nếu Tư pháp bị mua chuộc thì sao? ko sao hết, người dân vẫn còn
quyền lực thứ 4, đó là tự do báo chí (1 phần của tự do ngôn luận). Khi
người dân có quyền tự viết báo tố cáo tiêu cực, gây sức ép lên các Tòa
án, thậm chí biểu tình buộc các Tóa án phải xem lại việc xử án của mình,
làm việc nghiêm túc hơn.
- Nếu báo chí cũng bị mua chuộc thì
sao? Bạn vẫn còn có đa đảng. Việc các đảng phái lúc nào cũng cạnh tranh
với nhau giành lòng tin của dân đảm bảo các đảng rất là hăng hái trong
việc bới móc tiêu cực, sai pham của đối phương.
- Nếu tất cả các
đảng liên kết, thông đồng lại với nhau thì sao? Bạn vẫn có thể tự lập
đảng, miễn là đảng của bạn đứng về dân thì dân sẽ ủng hộ cho đảng của
bản chống lại các đảng phái biến chất kia.
- Điều gì bảo đảm rằng
đảng của bạn ko bị các đảng khác đàn áp: quân đội phi chính trị.... tức
ko đảng nào đc quyền sở hữu quân đội, quân đội chỉ tuân theo Hiến pháp
và mọi quyết định đến từ Quốc hội (tức dân). Tất cả các đảng phái chỉ có
thể đấu đá, thi thố với nhau qua việc giành lòng tin của nhân dân.
Sưu tầm