ĐTC mời gọi trong tháng 8 này hãy cùng
nhau cầu nguyện cho “những người tị nạn, buộc phải bỏ nhà cửa của họ do
bạo lực” để họ “tìm được nơi đón tiếp và bảo vệ quyền lợi cho họ.”
Trước
lời mời gọi của ĐTC chính phủ Pháp thông báo rằng, đã sẵn sàng giúp đỡ
bằng cách tạo điều kiện cho người tị nạn đến định cư ở Pháp, cũng như
cho các Kitô hữu và dân tộc thiểu số khác chạy trốn sự tấn công của Hồi
giáo ở miền Bắc Iraq.
Ngoại trưởng Pháp, ông Laurent Fabius và
Bộ trưởng Nội vụ ông Bernard Cazeneuve cho biết trong một thông cáo
chung vào hôm thứ Hai rằng, họ đang thực hiện các bước để giảm bớt sự
đau khổ của hàng loạt các Kitô hữu tại miền bắc Iraq chạy trốn.
Sẽ có hàng ngàn người tham gia biểu tình
vào cuối tuần này tại nhiều thành phố trên toàn nước Pháp để trợ giúp
cho nhóm tôn giáo thiểu số đã bỏ chạy khỏi xứ sở miền bắc Iraq bởi các
chiến binh ISIS.
Trong khi đó một phái đoàn thuộc Giáo
hội Pháp, do Đức Hồng Y Philippe Barbarin, Tổng Giám Mục Lyon, đã đến
Iraq mang dấu hiệu của tình đoàn kết đến với các cộng đoàn Kitô hữu ở
đó. Nhóm này Phái đoàn gồm Giám Mục Michel Dubost, người đã nói với Đài
phát thanh Vatican rằng: có một số lo ngại về tình hình ở Gaza đang bao
trùm lên những khó khăn của các Kitô hữu Đông Phương.
Ngài nói: “Những hình ảnh trên truyền
hình đã nói rõ ràng về những gì đang xảy ra ở Gaza. Chúng ta không thấy
đươc những hình ảnh tương tự như thế Syria và Iraq, tuy nhiên, các Kitô
hữu ở đây đang thực sự đau khổ! Có rất ít hoặc đã không đề cập đến những
đau khổ ở đây, vì vậy chúng tôi đang cố gắng hết sức để công chúng biết
về những đau khổ đang diễn ra ở đây.”
Giám mục Dubost cũng nói đến sự thất bại
của cộng đồng quốc tế trong việc can thiệp để tìm một giải pháp. Ngài
nói rằng Mỹ đã phát động cuộc chiến năm 2003 đã “gây hại nhiều hơn mang
lại lợi ích”.
Vị giám mục Pháp nói rằng sứ vụ ưu tiên
của mình là hàn gắn tình đoàn kết nơi người dân Iraq. Phái đoàn Pháp
muốn gặp những người đang đau khổ, nói với họ hãy can đảm đối mặt với
khó khăn vì bên bên cạnh họ có bao người đang cảm thông với cuộc sống
của họ.
Ngài kết luận: “Chắc chắn đó là một niềm
an ủi nhưng khi ai đó đang đau khổ thì điều quan trọng là lắng nghe và
gần gũi họ. Chúng ta hãy xin Chúa thay đổi những con tim. Không có giải
pháp nào khác! Chúng tôi đến Iraq như người nghèo, nhưng người nghèo có
thể thay đổi thế giới!”
Hoàng Minh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét