11.7.14

Vua Thành Thái


Vua Thành Thái tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Lân (阮福寶嶙), còn có tên là Nguyễn Phúc Chiêu (阮福昭). Ông là con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh Hoàng hậu (Phan Thị Điểu), sinh ngày 22 tháng 2 năm Kỷ Mão, tức 14 tháng 3 năm 1879 tại Huế.

Ngày 2 tháng 2 năm 1889 Bửu Lân lên ngôi lấy hiệu là Thành Thái. Vua Thành Thái được đánh giá là người cầu tiến, yêu nước và chống Pháp. Khác với những vị vua trước đây, ông học chữ Nho, học tiếng Pháp và cũng cho cả con cái của mình cùng theo học chữ Pháp. Không nói ra, nhưng rõ ràng ý định của ông là học chữ Pháp để có thể giao tiếp với những người này với tinh thần chống Pháp.
Vua Thành Thái rất thích đọc những tân thư chữ Hán của Trung Quốc và Nhật Bản. Nhờ đó vua có tinh thần tự cường dân tộc và đầu óc cải cách. Vua Thành Thái làm thơ không nhiều, nhưng có những bài xuất sắc. 

Vua Thành Thái dần dần bộc lộ tinh thần dân tộc rất cao. Ông khinh ghét những bọn quan lại xu phụ. Có ý kiến cho rằng ông đã đồng tình giúp đỡ... tạo điều kiện cho Cường Để xuất dương theo Phan Bội Châu sang Nhật. 

Dưới triều Thành Thái tuy vẫn còn có những cuộc vận động chống Pháp, nhưng nhìn chung Việt Nam cũng đã đi vào ổn định, nên đã có nhiều công trình mới được xây dựng. Nhất là ở kinh đô Huế, các bệnh viện, trường Quốc học, chợ Đông Ba, cầu Tràng Tiền... đều được xây dựng vào thời kỳ này. Như trường hợp trường Quốc học Huế năm 1896, chính nhà vua đã gợi ý vấn đề thành lập.
Trước các ý tưởng cấp tiến của vua Thành Thái, người Pháp lo ngại tìm cách ngăn trở. Để che mắt, Thành Thái giả hành động như một người mất trí. Khi các bản vẽ vũ khí của ông bị phát hiện, Thành Thái giả điên, cào cấu các bà cung phi và xé nát các bản vẽ. Lợi dụng cơ hội này, người Pháp vu cho ông bị điên, ép ông thoái vị, nhường ngôi cho con vì lý do sức khỏe. Khâm sứ Pháp còn nói thẳng là đã biết ông có ý đồ chống Pháp, nên không để ông ở ngôi được. Còn nếu Thành Thái muốn tại vị thì ông phải ký vào một tờ giấy xin lỗi, tuyên bố với quốc dân là có âm mưu chống lại nước Pháp, nay phải thành thực hồi tâm. Nhưng ông đã ném tờ tuyên cáo thảo sẵn ấy xuống đất, từ chối.

Ngày 12 tháng 9 năm 1907, Thành Thái bị đưa đi quản thúc ở Cap Saint Jacques (Vũng Tàu ngày nay). Đến nǎm 1916 ông đày ra đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân.Vua Duy Tân (chữ Hán: 維新; 19 tháng 9, 1900 – 26 tháng 12, 1945) là vị Hoàng đế thứ 11 của nhà Nguyễn (ở ngôi từ 1907 tới 1916), sau vua Thành Thái.

Khi vua cha bị thực dân Pháp lưu đày, ông được người Pháp đưa lên ngôi khi còn thơ ấu. Tuy nhiên, ông dần dần khẳng định thái độ bất hợp tác với Pháp. Năm 1916, lúc ở Âu châu có cuộc Đại chiến, ông bí mật liên lạc với các lãnh tụ Việt Nam Quang Phục Hội như Thái Phiên, Trần Cao Vân, ông dự định khởi nghĩa. Dự định thất bại và Duy Tân bị bắt ngày ngày 6 tháng 5 và đến ngày 3 tháng 11 năm 1916 ông bị đem an trí trên đảo Réunion ở Ấn Độ Dương.

Việt Nam Quang Phục Hội được Phan Bội Châu thành lập từ 1912. Biết được vua Duy Tân là người yêu nước chống Pháp nên Việt Nam Quang Phục Hội quyết định móc nối. Hai lãnh đạo của hội là Trần Cao Vân và Thái Phiên bỏ tiền vận động người tài xế riêng của vua Duy Tân xin thôi việc. Thay vào đó là Phạm Hữu Khánh, một thành viên của hội.

Đêm 2 tháng 5, Trần Cao Vân và Thái Phiên đưa thuyền đến bến Thương Bạc đón vua Duy Tân. Nhà vua cải trang theo lối thường dân đi cùng hai người hộ vệ là Tôn Thái Đề và Nguyễn Quang Siêu. Họ tới làng Hà Trung, lên nhà một hội viên Việt Nam Quang Phục hội để chờ giờ phát lệnh bằng súng thần công ở Huế. Nhưng chờ đến ba giờ sáng vẫn không nghe hiệu lệnh, biết đã thất bại, Trần Cao Vân và Thái Phiên định đưa vua Duy Tân tới vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi. Sáng ngày 6 tháng 5 năm 1916, họ bị bắt.

Khâm sứ tại Huế và Toàn quyền thuyết phục vua Duy Tân trở lại ngai vàng nhưng ông không đồng ý:
“Các ngài muốn bắt buộc tôi phải làm vua nước Nam, thì hãy coi tôi như là một ông vua đã trưởng thành và có quyền tự do hành động, nhất là quyền tự do trao đổi tin tức và ý kiến với chính phủ Pháp."

Ngày 28 tháng 3 năm 1987, hài cốt của vua Duy Tân được gia đình đưa từ M'Baiki, Trung Phi về Paris làm lễ cầu siêu tại Viện Quốc tế Phật học Vincennes và sau đó đưa về an táng tại An Lăng, Huế, cạnh nơi an nghỉ của vua cha Thành Thái, vào ngày 6 tháng 4 năm 1987. Ngày 5 tháng 12 năm 1992, thành phố Saint-Denis đảo La Réunion khánh thành một đại lộ mang tên ông: Đại lộ Vĩnh San.

Năm 2010, phố Duy Tân được đặt tên tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Vì yêu nước chống Pháp mà cả hai vua Thành Thái và Duy Tân bị truất ngôi và bị đi đày. Không một người nào kể cả chính quyền cộng sản cũng không thể bôi nhọ hai người cho dù họ muốn. Tại sao họ muốn điều đó, vì họ sợ một lá cờ biểu tượng của hai vị vua, lá cờ vàng ba sọc đỏ, một lá cờ của cả dân tộc, một lá cờ của lòng yêu nước chống ngoại xâm. Cộng sản sẽ mừng lắm, nếu như lá cờ đó của vua Bảo Đại chẳng hạn. 

Về ý nghĩa của lá cờ vàng ba sọc đỏ, theo giáo sư Nguyễn Ngọc Huy thì: 

“ …quan niệm cổ của dân tộc Việt Nam, màu vàng thuộc hành thổ và màu đỏ thuộc hành hỏa và vì hỏa sanh thổ nên hai màu này rất hợp với nhau. …, ba sọc đỏ nhỏ như những tia nắng rọi xuống một mặt đất rộng rãi làm cho mặt đất này ấm áp và có điều kiện thuận lợi cho cây cỏ mọc lên được”.“…nền vàng tượng trưng cho quốc gia và dân tộc Việt Nam nói chung và ba sọc đỏ tượng trưng cho ba kỳ. Vậy, ba sọc đỏ nằm trên nền vàng hàm ý là nước Việt Nam gồm cả ba kỳ và dân tộc Việt Nam gồm người của cả ba kỳ.

Ngược với lá cờ đỏ sao vàng được mang từ nước ngoài, từ một chủ nghĩa ngoại lai thì lá cờ vàng được sinh ra tại Việt Nam với đầy đủ bản tính dân tộc, thống nhất và độc lập. Hai vị vua cũng sẵn sàng từ bỏ ngai vàng để đấu tranh cho một nước Việt Nam độc lập cùng lá cờ. 

Không thể hủy diệt danh tiếng của hai vị vua, cộng sản tìm mọi cách xóa đi dấu vết của lá cờ vàng. Chẳng những chương trình giáo dục không nói đến lịch sử lá cờ vàng ba sọc đỏ, mà cộng sản tuyên truyền rằng lá cờ chỉ là của VNCH và còn tìm mọi cách xóa dấu vết lai lịch của nó trên cả internet. 

Trên trang wiki "Quốc kỳ Việt Nam", giai đoạn Liên Bang Đông Dương 1883-1945 đáng ra có 3 lá cờ của triều đình Việt Nam là Đại Nam kỳ (1885 - 1890), Cờ vàng ba sọc đỏ (1890-1920) và Long tinh kỳ (1920 - 1945) cùng những lời giới thiệu các vua đương thời, nhưng chỉ có hai lá cờ Đại Nam Kỳ và Long Tinh Kỳ hiển thị và không có một chữ nào nói về hai vua Thành Thái và Duy Tân. Trang này bị cộng sản lũng đoạn và khóa lại, không ai có thể sửa đổi bổ sung hai vị vua và lá cờ vàng ba sọc đỏ. Một bằng chứng của sự bóp méo lịch sử và thủ đoạn lừa dối dân tộc cũng như có thái độ coi thường hai vị vua yêu nước Thành Thái và Duy Tân. Chỉ có những kẻ bán nước mới lo sợ một lá cờ yêu nước, một lá cờ của dân tộc, một lá cờ của người Việt Nam.

Sưu tầm



0 nhận xét:

Đăng nhận xét