Khi ấy Chúa Giêsu phán:"Không
ai có thể làm tôi hai chủ. Vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc họ sẽ gắn bó với chủ này mà
khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của
được” (Mt 6,24).
1. Một số nhận định về giá
trị của đồng tiền như sau:
- Tiền có thể mua đuợc một ngôi nhà nhưng không thể mua đuợc một tổ
ấm.
-Tiền có thể mua một chiếc giuờng nhưng không thể mua được một giấc
ngủ.
- Tiền có thể mua đuợc một chiếc đồng hồ nhưng không thể mua đuợc
thời gian.
- Tiền có thể mua đuợc một cuốn sách nhưng không thể mua đuợc kiến
thức.
- Tiền có thể mua đuợc thuốc men nhưng không thể mua đuợc sức khỏe.
- Tiền có thể mua đuợc ngừơi yêu nhưng không thể mua đuợc tình yêu
của họ.
- Tiền có thể mua đuợc bảo hiểm nhưng không thể mua đuợc sự an
toàn.
Tạp chí Los Angeles Times cũng đưa ra nhận định về ảnh hưởng của
tiền bạc trên hạnh phúc gia đình như sau:
- 70% ngừơi Mỹ nói rằng: “Họ bị nợ nần quá nhiều và điều đó ảnh
huởng đến bầu khí gia đình” và đó cũng là nguyên nhân gây ra đổ vỡ hạnh phúc
nơi nhiều gia đình.
- Tiền bạc là nguyên nhân số một cho những xung đột của các cặp vợ
chồng mới cứơi.
- Trong một bản khảo sát của 1001 ngừơi thì có tới hơn một nửa
trong số họ cho rằng tiền bạc là chủ đề nhạy cảm trong gia đình. 40% nhận là họ
đã nói dối bạn đời về số tiền đã chi.
Những nhận định nói trên cho thấy tiền bạc ảnh huởng lớn đến hạnh
phúc gia đình. Khủng hoảng kinh tế hiện nay đang gõ cửa từng gia đình và đe dọa
đến hạnh phúc của họ.
2. Giữa hai vợ chồng ai nên giữ tiền
- Tài sản là của chung: Ông bà ta từng nói: "Của chồng công
vợ". Tài sản mà hai người cùng nhau dành dụm, cho dù do ai làm ra cũng đều
là của chung. Chỉ khi nhận thức được như vậy, vợ chồng mới thật sự nói được
câu: "mình với ta tuy hai mà một. Ta với mình tuy một mà hai" và mới
chứng tỏ hai vợ chồng tin tưởng trọn vẹn và thật sự thương yêu nhau. Dù trong
hoàn cảnh nào, vợ chồng tránh gây thắc mắc cho nhau về mức thu nhập, và sự chi tiêu
của mình. Tốt nhất vợ chồng nên có chung một tài khoản tiết kiệm trong ngân
hàng đứng tên chồng và ủy quyền cho vợ. Khi phải chi những việc lớn cần có sự
thống nhất trước. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là chồng hay vợ không có
quyền giữ lại một phần thu nhập để chi cho những nhu cầu cá nhân hợp lý, nhưng
cần phải cho nhau biết.
- Vợ chồng ai quản lý tài sản?: Điều tối kỵ là chồng không bao giờ
nên "chi tiền cho vợ đi chợ". Trường hợp vợ có mức thu nhập cao hơn
chồng thì vợ càng phải có lối ứng xử tế nhị hơn. Cần tránh cho chồng mang mặc
cảm thua kém vợ. Tuy hòan tòan có khả năng tự lo chi tiêu cho gia đình, nhưng
tốt nhất các bà vợ này hãy để chồng cùng chia sẻ trách nhiệm thu chi tài chánh
với mình. Có như vậy người chồng mới tự tin và có cảm giác được vợ tôn trọng.
- Trao đổi thẳng thắn về cách thức và mục đích chi tiêu: Chẳng hạn:
Chồng thích chiu tiêu thoải mái nhưng vợ lại thích tằn tiện; Vợ thích làm từ
thiện nhưng chồng lại không muốn; Chồng thích hùn vốn đầu tư làm ăn lớn nhưng vợ
lại sợ bị mất trắng và chỉ muốn gửi tiền ngân hàng lấy lãi hằng tháng cho chắc
ăn… Tất cả những mâu thuẫn nói trên đều có thể gây ra tranh cãi hay "chiến
tranh lạnh" giữa hai vợ chồng. Do đó, tốt nhất là vợ chồng nên thảo luận
cởi mở thẳng thắn về vấn đề này hầu có thể hiểu nhau hơn và cùng nhau bảo vệ
hạnh phúc gia đình.
- Nên thảo luận khi nào ?: Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia,
vấn đề tiền bạc nên được thảo luận càng sớm càng tốt, thậm chí trước khi kết
hôn. Khi đã có kế hoạch kết hôn, mỗi người cần trình bày các khoản nợ đang
vướng mắc để tránh gây bất ngờ hụt hẫng đe dọa cuộc sống chung sau này.
3. Một số điểm vợ chồng cần thống nhất
* Chi tiêu tiết kiệm, tích lũy tương lai: Cuộc sống gia đình có
nhiều vấn đề phải lo, vì vậy “sống thấp hơn một chút so với những điều kiện
đang có” là xu hướng mà nhiều cặp vợ chồng trẻ lựa chọn. Họ sẽ không hoang phí,
cũng không xài hết khoản tiền kiếm được mà chi tiêu tiết kiệm để tích lũy cho
tương lai. Vì vậy, hai vợ chồng không nên chi xài hoang phí và nên dành tiền
tiết kiệm hằng tháng đề phòng các bất trắc như đau ốm, tai nạn…cần chi tiêu
ngoài dự tính.
* Lên kế hoạch và mục tiêu chung: Hôn nhân là một chuyện trọng đại
nghiêm túc. Cả hai vợ chồng cần bàn bạc và thống nhất về vấn đề tiền bạc của
gia đình, các món nợ hay các khoản tiêu riêng của mỗi nguời cũng nên đưa ra bàn
bạc cụ thể. Các kế hoạch và mục tiêu dài hạn như mua nhà, sắm sửa trang thiết
bị nội thất, chăm sóc con cái, đi du lịch năm... cần được lên kế hoạch chi tiết
để tránh những tranh cãi có thể phát sinh sau này.
* Vợ chồng chỉ nên có một “quỹ”: Quỹ chung đang là xu hướng của các
cặp vợ chồng hiện đại. Nếu không lập quỹ chung rất dễ xảy ra tình trạng một
người sẽ phải chi trả tất cả các khoản tiền từ nhỏ đến lớn trong gia đình, đang
khi người kia lại có thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, dễ dẫn đến bất hòa tranh cãi
giữa hai vợ chồng. Vì vậy, vợ chồng cần chỉ có một quỹ chung với sự thống nhất
về nguyên tắc chi tiêu giữa hai vợ chồng.
* Năng trao đổi về tài chính: Sau khi thống nhất kế hoạch tương lai
và nguyên tắc chi tiêu, nhưng chắc vẫn không tránh khỏi những thay đổi hoặc một
số vấn đề mới phát sinh. Do đó vợ chồng cũng nên thường xuyên bàn bạc về tài
chính để hiểu nhau hơn và kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình tài
chính đã thay đổi.
* Về các khoản chi cho người thân: Cuộc sống không chỉ của riêng
hai người. Vợ chồng còn cần quan tâm đến cha mẹ đôi bên và con cái. Đây có thể
là một khoản tiền không nhỏ nên vợ chồng cần thống nhất ngay từ đầu để tránh
những xung đột về sau như về các khỏan cần chu cấp giúp đỡ cha mẹ hai bên mỗi
tháng. Một giải pháp đảm bảo tương lai cho con cái được nhiều cha mẹ trẻ thực
hiện là mua những gói bảo hiểm phù hợp cho con.
Lạy Chúa Giê-su. Xin giúp các đôi vợ chồng trẻ chúng con tránh sự
mâu thuẫn tranh cãi nhau về tiền bạc. Xin cho chúng con thống nhất trong cách
làm tiền, tiêu tiền, và dùng tiền xây dựng hạnh phúc và góp phần vào sư vụ loan
báo Tin Mừng của Hội Thánh.
LM ĐAN VINH
0 nhận xét:
Đăng nhận xét