28.6.14

ĐTC: Chúng ta cần trở nên như trẻ thơ để có thể đối thoại với Chúa


Đức Thánh Cha cho biết Thiên Chúa như một người cha hiền lành và gìn giữ chúng ta trong lòng bàn tay của Ngài và như thế, chúng ta cần phải trở nên giống như một trẻ thơ để có thể đối thoại với Ngài. Đây là trọng tâm của bài giảng trong Thánh Lễ cử hành vào thứ Sáu, 27.06 tại nguyện đường Santa Marta.

27.6.14

Truyện : Mẫu ảnh Thánh Tâm Chúa.


Lễ Thánh Tâm
Đối ngoại: "hữu tâm", đối nội: "vô tâm"
Truyện : Mẫu ảnh Thánh Tâm Chúa.

26.6.14

Trung tâm thương xót - Trầm Thiên Thu


Thánh Tâm – Tình Yêu – Lòng Thương Xót chỉ là MỘT. Một mà Ba, Ba mà Một, tam bộ không thể tách rời. Thánh Tâm cũng gắn chặt với Thánh Thể, không thể tách rời.
Khi diễn tả tình yêu, người ta thường dùng hình trái tim có lưỡi gươm đâm thâu. Điều đó cho thấy “yêu là khổ”, vì yêu phải CHO nhiều hơn NHẬN. Như vậy, yêu không chỉ “khổ” mà còn “lỗ” to! Thế nhưng không ai lại không thích yêu. Đó là loại thuốc “đắng” vô cùng mà ai cũng thích sử dụng. Tim có lý lẽ riêng mà chính lý lẽ cũng không thể lý giải. Lạ quá! Và quả thật, Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta ngay khi chúng ta còn là tội nhân (Rm 5:8), Ngài còn si tình đến mức chịu khổ nạn và chịu chết để chứng minh tình yêu Ngài dành trọn cho chúng ta.

25.6.14

ĐTC: Gioan Tẩy Giả là mẫu hình cho các Ki-tô hữu ngày nay


VRNs (25.06.2014) – Sài Gòn –Trong bài giảng Lễ sinh nhật của Thánh Gioan Tẩy Giả tại nguyện đường Santa Marta vào sáng thứ Ba 24.06, ĐTC nói Gioan là một mẫu hình cho các Kitô hữu ngày nay. Ngài là  vị tiên tri lớn nhất, ba ơn gọi quan trọng của Gioan gói gọn trong ba chữ: ‘dọn đường’, ‘biện phân” và “khiêm hạ”.

Con Cái là hồng ân



VRNs (24.06.2014) – Giả sử bạn biết một phụ nữ đang mang bầu. Bà hiện có 8 người con mà 3 điếc, 2 mù và 1 mắc bệnh tâm thần. Hơn nữa, người mẹ lại mang bệnh giang mai hiểm nghèo. Bạn sẽ đề nghị bà ấy phá thai chăng? Và nếu đây là câu trả lời mà bạn nghĩ rằng sẽ tốt cho cha mẹ chúng và đứa trẻ, thì bạn ơi, bạn vừa mới giết nhạc sĩ tài hoa Beethoven!

24.6.14

ĐTC: chúng ta không phải là Thiên Chúa nên đừng xét đoán người khác


VRNs (24.06.2014) -Sài Gòn- Trong thánh lễ sáng thứ hai 23.06 tại nguyện đường Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên các tín hữu hãy từ bỏ thái độ xét đoán người khác. Ngài gọi đó là thái độ của những kẻ giả hình đang bị Satan xúi giục.

ĐỘI BÓNG VĨ ĐẠI CỦA CHÚA GIÊSU

ĐỘI BÓNG VĨ ĐẠI CỦA CHÚA GIÊSU

+ Thủ môn: Thánh Matthêu.
Xuất thân là 1 người thu thuế nên Matthêu luôn có xu hướng giữ rất chắc những vật quý giá (cụ thế trong trận đấu là bóng). Ngoài ra, ông cũng là một người rất thông minh (tác giả sách tin mừng) nên khả năng đọc trận đấu, ra vào của Matthêu là rất hợp lý.

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH - Huỳnh Minh Tú

Sách giáo khoa thời VNCH
Sách giáo khoa thời VNCH

Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”.

Sách xưa miền Nam trước 1975

SÁCH GIÁO KHOA

Những khảo cổ học về kinh thánh Cựu Ước - Nguyễn Hoài Vân


Cổ thành Jerusalem.
 
NHỮNG CÂU HỎI :
Từ một mảnh đất nghèo nàn, chật hẹp, nép mình giữa Địa Trung Hải và sa mạc cằn cỗi, luôn bị đè nén bởi những đế quốc hùng cường lân cận, luôn phải quằn quại trong hạn hán, đói khổ, trong chiến tranh tàn phá, một áng văn vĩ đại chưa từng thấy đã ra đời, đưa nhân loại lên một con đường hoàn toàn mới, một con đường cách mạng…

23.6.14

Lần thức tỉnh sau cùng - Song Chi


Sau ngày 30 tháng 4, 1975, người dân miền Bắc nói chung và những đảng viên cộng sản nói riêng lần đầu tiên bước chân vào Sài Gòn và miền Nam, mới vỡ ra một sự thật. Ðó là cuộc sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam khá hơn chế độ XHCN ở miền Bắc về rất nhiều mặt.

ĐTC Phanxicô: Biến cuộc sống của chúng ta thành tấm bánh cho mọi người


VATICAN. Trưa Chúa Nhật 22.6  Nhân ngày Chúa Nhật Kính Mình và Máu Thánh Chúa hôm nay, Đức Thánh Cha đã chia sẻ với mọi người về giá trí quý báu của Mình Máu Thánh Chúa, và ý nghĩa của việc bẻ bánh đời mình ra cho mọi người.

Tin nhắn yêu thương


VRNs (22.06.2014) – Bí tích thánh thể cũng là biểu tượng tình yêu mà chính Chúa Giê-su đã thiết lập. Ngài không dùng những hình tượng bên ngoài nên dấu chỉ tình yêu mà Ngài dùng chính Thân Thể Ngài trở thành tình yêu tự hiến cho con người.

545 (Ất Sửu) :Nhà Lương chiếm lại Giao Châu, Lý Nam Đế về giữ thành Gia Ninh


Nhà Lương vẫn cố ý đánh chiếm cho bằng được Giao Châu, nên tháng 6 năm Ất Sửu (545) chúng lại sai Dương Phiêu làm Thứ sử Giao Châu đem quân sang sâm lược. Trần Bá Tiên làm tướng tiên phong dẫn quân đi trước, xuất phát từ Phiên Ngung, bằng đường thủy nhanh chóng tiến vào Giao Châu, theo sông Lục Đầu bất ngờ đánh thành Long Biên, thủ phủ đô hộ cũ của quân xâm lược. Dương Phiêu kéo đại quân xâm lược theo đường bộ, đánh chiếm Việt Châu (tức Hợp Phố) rồi tiến vào Giao Chỉ, tức miền Bắc Bộ ngày nay.
Lý Nam Đế đưa 3 vạn quân ra chặn giặc ở phía dưới sông Lục Đầu, nhưng không được, phải lui về cửa sông Tô Lịch. Tại đây, dựa vào thành đất, lũy tre gỗ mới dựng không mấy kiên cố, quân đội Lý Nam Đế đã chiến đấu rất anh dũng , nhưng không cản được địch. Lão tướng Phạm Tu tử trận vào ngày 20 tháng 7 năm Ất Sửu (8-545). Lý Nam Đế buộc phải lui binh ngược sông Hồng, về giữ thành Gia Ninh trên miền đồi núi trung du ngã ba sông Trung Hà – Việt Trì.

544 :Thành lập nước Vạn Xuân, nhà nước độc lập tự chủ thời tiền Lý.



Thiên Đức năm thứ nhấtTháng giêng năm Giáp tý (tức tháng 2 năm 544), Lý Bí tuyên bố dựng nước độc lập, với Quốc hiệu Vạn Xuân, tự xưng là Nam Việt Đế, đóng đô ở miền cửa sông Tô Lịch (Hà Nội ngày nay).
Thiên Đức năm thứ nhất
Tháng giêng năm Giáp tý (tức tháng 2 năm 544), Lý Bí tuyên bố dựng nước độc lập, với Quốc hiệu Vạn Xuân, tự xưng là Nam Việt Đế, đóng đô ở miền cửa sông Tô Lịch (Hà Nội ngày nay). Triều đình của Lý Nam Đế tuy mới thành lập nhưng đã có đủ hai ban văn, võ. Ban văn do Tinh Thiều đứng đầu; Ban võ do Phạm Tu đứng đầu. Lão tướng Triệu Túc làm Thái phó. Con Triệu Túc là Triệu Quang Phục làm Đại tướng. Lý Bí cho dựng điện Vạn Xuân để làm nơi triều hội, dựng chùa Khai Quốc ở bên bờ sông Hồng, phía Yên Phụ ngày nay.
Cuối năm 544, triều đình nhà Lương cho Lan Khâm làm tướng, Âu Dương Nguy làm phó tướng đem quân sang đánh chiếm Giao Châu. Nhưng Lan Kham đưa quân vượt Ngũ Lĩnh thì chết. Đoàn quân xâm lược này phải quay trở lại.

542 (NhâmTuất) : Khởi nghĩa Lý Bí


Đầu năm 542, Lý Bí, hào trưởng người Việt, văn võ toàn tài đã cùng với Tinh Thiều nhân lòng oán hận của nhân dân Việt, kết nối với hào kiệt các châu thuộc miền đất nước ta đồng thời nổi dậy chống Lương.
Đầu năm 542, Lý Bí, hào trưởng người Việt, văn võ toàn tài đã cùng với Tinh Thiều nhân lòng oán hận của nhân dân Việt, kết nối với hào kiệt các châu thuộc miền đất nước ta đồng thời nổi dậy chống Lương. Thủ lĩnh Chu Diên là Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục, phục tài đức Lý Bí đã đem quân theo trước tiên; lại có Phạm Tu, một viên tướng tài của Lý Bí có mặt từ đầu cuộc khởi nghĩa. Thứ sử Giao Châu của nhà Lương là Tiêu Tư Khiếp sợ, không giám chống cự, chạy về Việt Châu (Bắc Hợp Phố và Quảng Châu). Nổi dậy từ tháng 1 năm 542, không quá ba tháng, nghĩa quân đã chiếm được châu thành Long Biên (Bắc Ninh cũ).
Tháng 4 năm 542, vua Lương sai Thứ sử Việt Châu là Trần Hầu, Thứ sử La Châu là Ninh Cự, Thứ sử An Châu là Lý Trí, Thứ sử Ái Châu là Nguyễn Hán, từ hai phía Bắc, Nam Giao Châu cùng tiến đánh Lý Bí. Cuộc phản kích này của giặc Lương hoàn toàn thất bại.

Đầu năm 543, nhà Lương lại sai các tướng Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng đem quân sang hòng đánh chiếm lại Giao Châu.
Đầu năm 543, nhà Lương lại sai các tướng Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng đem quân sang hòng đánh chiếm lại Giao Châu. Quân Lương mới đến Hợp Phố đã bị quân ta chặn đánh cho đại bại. Quân giặc 10 phần chết 7,8 phần, số sống sót đều tan vỡ cả, tướng sĩ ngăn cấm cũng không được. Tôn Quýnh. Lư Tử Hùng phải dẫn tàn binh quay về Quảng Châu. Thấy binh lính bị thiệt hại quá nhiều, Lương Vũ Đế xuống chiếu bắt cả hai tên tướng cầm đầu bị tội chết ở Quảng Châu.
Tháng 5 năm 543, Lý Bí cử tướng Phạm Tu mang quân vào phương Nam đánh tan quân Champa ở Cửu Đức. Vua Champa phải chạy trốn về nước. Biên viễn phía nam cũng tạm yên.

280-542: Thời kỳ giặc Tàu đô hộ Âu Lạc

280-420 :Nhà Tấn đô hộ. 

Vua nước Ngô là Tôn Hạo sau khi đã đầu hàng nhà Tấn liền tự tay viết thư khuyên Đào Hoàng nên về với Tấn.

Vua nước Ngô là Tôn Hạo sau khi đã đầu hàng nhà Tấn liền tự tay viết thư khuyên Đào Hoàng nên về với Tấn. Đào Hoàng nhận được thư rồi cũng giao nộp ấn theo về Lạc Dương. Vua Tấn hạ chiếu giao cho Đào Hoàng giữ chức củ, phong tước Uyển Lăng hầu. Giao Châu từ đó thuộc về nhà Tấn. (271 - 300). Đào Hoàng làm quan ở Giao Châu trong 30 năm (271-300).

Nhà Tấn đã tăng cường thiết lập chính quyền đô hộ đối với Âu Lạc.

420-479 :Nhà Tống đô hộ.

Sau khi nhà Tấn suy sụp, ở Trung Quốc diễn ra cục diện Nam – Bắc triều.

Sau khi nhà Tấn suy sụp, ở Trung Quốc diễn ra cục diện Nam – Bắc triều. Nhà Tống lên thay nhà Tấn (420-479).

Đỗ Tuệ Độ là Thứ sử Giao Châu trước đó đã đầu hàng nhà Tống. Đất nước ta bị đặt dưới ách đô hộ của nhà Tống (420-479).

Năm 470, nhà Tống tách Hợp Phố sáp nhập vào nội địa Trung Quốc. Bản đồ Giao Châu còn lại trong phạm vi vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.

479-505 :Nhà Tề đô hộ. 

Lý Trường Nhân chết, Thúc Hiến, em họ Lý Trường Nhân lên thay anh trong coi việc ở Giao Châu.

Lý Trường Nhân chết, Thúc Hiến, em họ Lý Trường Nhân lên thay anh trong coi việc ở Giao Châu. Vì hiệu lệnh của mình chưa được thi hành, Lý Thúc Hiến sai sứ sang nhà Tống xin làm Thứ sử. Nhà Tống dùng Thái thú Nam Hải là Thẩm Hoán làm Thứ sử Giao Châu và cho Lý Thúc Hiến làm Ninh viễn tướng quân Tư Mã, giữ chức Thái thú hai quận Tân Xương và Vũ Bình. Thúc Hiến sau khi được dân chúng phục tùng liền đem quân giữ nơi hiểm yếu, không để cho Thẩm Hoán sang nhậm chức; Thẩm Hoán phải lưu lại Uất Lâm rồi chết ở đấy.

Lúc này ở Trung Quốc, nhà Tề (479 - 502) đã đánh đổ nhà Tống và phong ngay Thúc Hiến làm Thứ sử Giao Châu, để vỗ về đất miền Nam cho được yêu ổn.

Tuy nhận chức Thứ sử Giao Châu của nhà Tề, nhưng Lý Thúc Hiến không cống lễ gì cả.

Đến năm 485, nhà Tề cử Lưu Khải sang làm Thứ sử Giao Châu, điều động quân các quận Nam Khang, Lư Lăng và Thủy Hưng sang đánh. Lý Thúc Hiến đầu hàng. Đến đây thời kỳ tự trị của anh em họ Lý cũng chấm dứt. Nhà Tề tiếp tục đô hộ nước ta.

505-543 :Nhà Lương đô hộ. 

Năm 502, ở Trung Quốc diễn ra sự loạn lạc, gọi là thời Nam – Bắc triều, kéo dài gần hai thế kỷ, từ 420 đến 589.

Năm 502, ở Trung Quốc diễn ra sự loạn lạc, gọi là thời Nam – Bắc triều, kéo dài gần hai thế kỷ, từ 420 đến 589. Bắc triều gồm: Bắc Ngụy, Đông Ngụy, Tây Ngụy, Bắc Tề, Bắc Chu và Tùy; Nam triều gồm các triều Tống, Nam Tề, Nam Lương, Hậu Lương và Trần.

Năm 502, ở Nam triều, Tiêu Diễn diệt nhà Tề, lập nhà Lương (502 - 557) và chuẩn bị dành lấy Giao châu.

Đến năm 505, Lý Khải được Tề Minh Đế cử sang thay Phục Đăng Chi làm Thứ sử Giao Châu. Khải thấy nhà Lương mới được nhà Tề truyền ngôi vua cho, bèn giữ Giao Châu, chống lại nhà Lương. Viên Trưởng sử của Lý Khải là Lý Tắc giết chết Lý Khải rồi dâng Giao châu cho nhà Lương. Nhà Lương cho Lý Tắc làm Thứ sử Giao Châu. Từ đây nước ta bị nhà Lương đô hộ.

 


 



Bắc Ninh - Hội đền Đô



Đền Đô - Còn còn gọi là Cổ Pháp Điện hay đền Lý Bát Đế, đền được xây dựng vào thế kỷ XI (1030) trên khu đất phía Đông Nam Hương Cổ Pháp, Châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng ? Từ Sơn ? Bắc Ninh ngày nay). Khu đất này theo Thiền sư Lý Vạn Hạnh cho rằng nơi hội tụ của thiên khí, nơi có thế 8 đầu rồng chầu về).Tương truyền, xưa kia phía trước cửa đền là một khu rừng Báng, có dòng Tiêu Tương uốn khúc chảy qua.
Đền được dựng trên nền đất mà xưa khi vua Lý Công Uẩn đăng quang và trở lại thăm quê hương vào tháng 2 năm Canh Tuất (1010), tại đây nhà vua đã dừng thuyền rồng để đi thăm các bậc kỳ lão, yết lăng Thái Hậu và đo vài mươi dặm đất làm "Sơn Lăng cấm địa". Dân làngĐình Bảng đã cho xây dựng một ngôi nhà lớn làm nơi nghênh tiếp nhà vua.

Khi vua Lý Công Uẩn băng hà (1028), Lý Thái Tông lên ngôi kế vị vua cha, ông đã cho sửa sang lại ngôi nhà xưa và chọn làm nơi thờ tự vua cha và cũng từ đó đền trở thành nơi thờ tự các vị vua nhà Lý sau khi băng hà.

Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê đền Đô đều được quan tâm tu sửa và mở rộng, đặc biệt Đền được mở rộng nhất vào thế kỷ XVII (1602) với quy mô của 21 hạng mục công trình được sắp xếp theo kiểu "Nội công ngoại quốc", xung quanh có tường thành vây bọc. Kiến trúc của đền có sự kế thừa phong cách cung đình và phong cách dân gian, tổng thể kiến trúc được kết hợp hài hoà, chạm khắc tinh xảo, thể hiện một công trình kiến trúc bề thế vững chắc nhưng không cứng nhắc trong khung cảnh thiên nhiên.

Năm 1952, Đền Đô bị giặc Pháp chiếm và phá huỷ hoàn toàn. Từ năm 1989 trở lại đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự cố gắng của nhân dân Đình Bảng và tấm lòng công đức của nhân dân thập phương, Đền Đô đã từng bước được khôi phục, tìm lại dáng vẻ xưa của đợt trùng tu, mở rộng đền năm 1602 với các hạng mục công trình như: Nhà Hậu cung (80m2), nhà chuyền Bồng (80m2), nhà Kiệu (130m2), nhà để Ngựa (130m2), Thuỷ đình, Phương đình... Căn cứ vào các dấu tích, các nguồn tài liệu và các hạng mục công trình đã được dựng lại cho phép chúng ta hình dung tổng thể kiến trúc di tích Đền Đô như sau:

Đền Đô có diện tích 31.250m2, gồm 21 hạng mục công trình lớn nhỏ. Trung tâm là Điện thờ, nơi đặt bài vị và tượng của Tám vị vua nhà Lý, xung quanh có nhà chuyền Bồng, nhà Tiền tế, nhà Phương Đình, nhà Để kiệu, nhà để ngựa, nhà Thuỷ Đình...Kiến trúc Đền đô được chia làm hai khu vực nội thành và ngoại thành.

Khu vực nội thành có diện tích 4.320m2, bố trí theo kiểu "Nội công ngoại quốc" bao quanh là tường gạch cao 3m, rộng 1m (Hai bên xây gạch, ở giữa đổ đất) có hai cửa ra vào. Nội thành được chia thành Nội thất và Ngoại thất.

Nội thất bao gồm các công trình: Nhà Hậu cung- Nơi đặt ngai và bài vị thờ Tám vị vua Nhà Lý (Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông). Nhà Chuyền Bồng có kiến trúc chồng diêm tám mái, các đầu đao uốn cong mềm mại ngoài ra còn có nhà để bia, nhà để ngựa, nhà để kiệu...tất cả đều được xây dựng công phu, đắp, chạm khắc tinh xảo.

Ngoại thất gồm nhà vuông, kiến trúc kiểu chồng diêm tám mái, 8 đầu đao cong vút mềm mại. Khu vực này có nhàchủ tế, nhà kho, nhà khách, đền vua Bà (đền thờ Lý Chiêu Hoàng)

Đền Đô với kiến trúc độc đáo mang tính giá trị nghệ thuật, cảnh trí hữu tình và mang trong mình một giá trị lịch sử văn hoá đậm nét của Vương Triều Lý nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung. Đền Đô xứng đáng với lời ngợi ca

" Đền Đô kiến trúc tuyệt vời

Thăng Long đẹp nhất, đẹp người ngàn năm"

Di tích lịch sử văn hoáĐền Đô đã được Nhà nước công nhận xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia theo Quyết định số 154 ngày 25/01/1991 của Bộ Văn Hoá thông tin - Thể thao và Du lịch.

Bắc Ninh - Lễ hội đình Châm Khê



Thôn Châm Khê, xưa kia có tên chữ Bùi Xá, tên nôm làng Bùi, vốn là một làng Việt cổ nằm bên bờ nam sông Ngũ Huyện Khê (nay thuộc xã Phong Khê, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) từng nổi tiếng với ngôi đình cổ kính hàng trăm năm tuổi và lễ hội “tắm phỗng”.

Đình Châm Khê toạ trên một khu đất cao, rộng, ngay cạnh và hướng mặt ra sông Ngũ Huyện Khê. Đình được khởi dựng từ lâu đời, đến thời Lê Trung Hưng được tu dựng với quy mô lớn, sang thời Nguyễn (Năm Tự Đức thứ 5-1852) lại được trùng tu. Dấu ấn trên kiến trúc từ đó đến nay vẫn giữ được khá nguyên vẹn. Đó là tòa Đại đình hình chữ đinh gồm: 5 gian Tiền tế, 3 gian Hậu cung, bộ khung gỗ lim to khoẻ, vững chắc; toà Tiền tế bốn mái to rộng, các góc đao cong vút tạo vẻ uyển chuyển, duyên dáng. Cũng tại toà Tiền tế tập trung các mảng chạm khắc hoa lá cách điệu trên cống, con rường, bẩy... khá công phu.

Cùng với giá trị kiến trúc điêu khắc, đình Châm Khê còn nổi tiếng với lễ hội truyền thống vào mồng 4 tháng 8 (âm lịch) hàng năm với nhiều tục trò, đặc biệt là tục “tắm phỗng” và hát Quan họ giao lưu, còn để lại câu ca:

“... Mồng một tắm phỗng

Mồng hai phỗng khô

Mồng ba phong cờ

Mồng bốn nhập tịch...”.

Theo tục lệ, vào những ngày đình đám thì ngay từ mồng một, làng Châm Khê đã tổ chức “rước nước” để thờ và “tắm phỗng”. Theo thần phả, sắc phong đình Châm Khê thờ Thánh Tam Giang (Trương Hống, Trương Hát) là những danh tướng của Triệu Quang Phục có công đánh giặc Lương vào thế kỷ thứ VI. Nhưng khác với nhiều làng khác thờ Thánh Tam Giang, ở Châm Khê có tới hai ngôi nghè được dựng ở trên bãi soi (dân gọi bãi Sấm) giữa dòng sông để thờ và mỗi khi đình đám hội hè sẽ rước về hội sở tại đình làng để tế lễ và mở hội. Để rước nước và tắm phỗng, làng cử ra đội rước gồm: một ông Bồi trưởng và bốn thanh niên trai tráng khoẻ mạnh, chưa vợ, gia đình yên ấm. Ông Bồi trưởng mặc quần áo đỏ, tay cầm trống khẩu điều khiển đám rước. Còn bốn thanh niên rước kiệu cũng mặc quần áo, thắt lưng, khăn chít đầu đỏ. Buổi sáng mồng 1, đám rước nước từ giếng cổ trước cửa nghè trên bãi Sấm, mang vào đình để thờ Thành hoàng. Tiếp đó rước phỗng từ trong đình ra bãi Sấm để tắm phỗng, sau lại rước vào đình để thờ. Hai tượng phỗng có dáng “phỗng Chàm”: cao khoảng 0,70m, mặt gồ ghề, cởi trần đóng khố, hai tay giơ ngang ngực, đầu có hai búi tóc xoắn ốc hai bên, luôn được thờ trên hương án ngoài Tiền tế. Việc thờ phụng phỗng Chàm có ở một số di tích ở Bắc Ninh như đình Diềm, đình Hồi Quan, Đền Đô...; song việc rước và tắm phỗng thì hẳn chỉ có ở đình Châm Khê. ẩn sâu của tín ngưỡng này là “thờ Nước” của cư dân Việt cổ làm nông nghiệp, mà làng Châm Khê là một điển hình.

Sáng ngày mồng 4 là chính hội, dân làng tổ chức rước sắc phong của Thánh từ hai nghè trong và ngoài về đình để tế lễ và mở hội. Sau khi sắc phong được rước vào đình, quan đám và các giáp lần lượt vào lễ. Sau phần lễ là phần hội hát Quan họ giao lưu bằng thuyền trên sông. Tham gia vào hát Quan họ, không những có các bọn Quan họ nam và nữ của làng Châm Khê và các làng chạ, mà còn rất nhiều các làng Quan họ khác trong vùng. Các thuyền Quan họ nam và nữ từng cặp một, bơi quanh bãi soi để hát đối đáp giao duyên. Những liền anh, liền chị bồng bềnh trên những chiếc thuyền rồng, hát nhiều làn điệu và lời ca ngọt ngào, tha thiết. Cứ thế cho đến khi chiều tà trăng lên mới thôi. Hai bên bờ sông, dân làng và khách thập phương xem đông nghịt.

Đình Châm Khê với lễ hội truyền thống có các tục cổ như tắm phỗng, phong cờ, rước nước, hát Quan họ, phản ánh bề dày lịch sử, văn hoá của làng quê này, góp phần làm nên văn hiến xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh.

Bạc Liêu - Lễ hội Đản Sinh thần Phước Đức



Nếu bạn đến di tich vào ngày 29/3 âm lịch bạn sẽ được dự lễ sinh nhật ông Bổn, được tổ chức tại Phước Đức cổ miếu (còn gọi là Chùa Bang). Lễ được diễn ra vào lúc tám giờ sáng, nghi lễ diễn ra rất đơn giản nhưng rất trang nghiêm, nghi lễ phải trãi qua nhiều giai đoạn như: Hiến đèn, hiến hương, dâng hoa, dâng trà, dâng rượu, hiến vật tế (thường là heo)… Sau Lễ tế Ông là Lễ "Đấu đèn", lễ này diễn ra trong không khí vui nhộn của những người đến dự lễ, ban tổ chức lễ sẽ định số đèn theo từng năm (thường thì chọn 3 cây đèn - dạng đèn Kéo quân) và sau đó sẽ đem từng cây đèn ra đấu giá, ai trả giá cao sẽ được "Thỉnh đèn" về nhà. Số tiền thu được từ cuộc đấu đèn sẽ sử dụng cho công tác cứu tế hay những hoạt động xã hội khác.
Ngoài lễ Đản Sinh Thần ở Phước Đức cổ miếu còn có tổ chức các lễ khác trong năm như: Lễ Thượng Nguyên tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng (15 tháng 1 âm lịch). Lễ Vu Lan vào ngày 24 đến ngày 26 tháng 7 âm lịch và Tết Nguyên Đán vào mùng 1 đến mùng 3 âm lịch. 

Bắc Cạn - Lễ hội mùa xuân hồ Ba Bể



Hồ Ba Bể nằm ở trung du phía Bắc thuộc tỉnh Bắc Kạn, cách Hà Nội 240km. Nơi đây tập trung 7 dân tộc gồm dân tộc Tày, Nùng, Dao và H'Mông..., trong đó dân tộc Tày chiếm 61%. Phong tục và văn hóa truyền thống của các dân tộc này đã thu hút rất nhiều du khách từ khắp các nơi trong nước cũng như khách quốc tế.
Lễ hội mùa xuân diễn ra với các trò chơi và các tiết mục biểu diễn nghệ thuật như đấu vật, thi hát và đặc biệt hấp dẫn người xem là các cuộc đua thuyền. Người đi trảy hội có thể tham gia các điệu hát và múa trong điệu nhạc dân tộc du dương trầm bổng.

Hồ Ba Bể là thắng cảnh đẹp nhất của tỉnh Bắc Kạn với một kho tàng văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Nơi đây đã thu hút rất nhiều khách du lịch trong cũng như ngoài nước tới. Lễ hội Hồ Ba Bể được tổ chức vào ngày mùng 9 và 10 tháng giêng âm lịch hàng năm. Ðua thuyền, ném Còn, đấu vật, bắn cung và biểu diễn múa, hát truyền thống của các dân tộc được tổ chức trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Lễ hội cũng giúp cho khách thập phương hiểu thêm về con người và truyền thống văn hoá nơi đây.

Hồ Ba Bể nằm ở độ cao145m so với mặt nước biển và được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi cao tới 1.754m. Người ta cho rằng nó được hình thành cách đây 200 triệu năm. Mang tên là Ba Bể là do 3 cái hồ thông với nhau với tổng chiều dài 8km và chiều rộng 3km. Chính vì diện tích của hồ Ba Bể như vậy mà người dân ở đây coi Hồ Ba Bể như là biển của họ.

Trong hồ có rất nhiều hòn đảo nhỏ, đặc biệt là Ao Tiên, tương truyền đây là nơi ngày xưa các nàng tiên trên trời thường xuống tắm và chơi cờ. Ba Bể dường như tươi đẹp hơn khi có khu rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú và mỗi dòng sông, con suỗi xanh trong giống như dải lụa mềm mại.

Giống như nhiều lễ hội khác, lễ hội mùa xuân Hồ Ba Bể là nơi gặp gỡ, giao lưu và để hít thở không khí trong lành của vùng đất tươi đẹp này.

Tục cưới hỏi ở một số dân tộc VN


Tục cưới hỏi của đồng bào Ê Đê
Mùa xuân, có dịp lên vùng cao thăm đồng bào Ê Ðê, bạn sẽ cảm nhận được nhiều điều thú vị. Ví như "lệ" cưới hỏi của trai gái thuộc dân tộc này.
Người Ê Ðê có một cách làm đẹp riêng. Trai gái đến tuổi trăng rằm - 15, 16 tuổi - phải cà 6 chiếc răng cửa của hàm trên.

Bánh chưng và mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán



Bánh chưng
Bánh chưng là món ăn dân tộc không thể thiếu được trong dịp Tết Nguyên đán của mỗi người dân Việt Nam. Cứ đến dịp này, mỗi gia đình đều chuẩn bị ít ra một cặp bánh chưng, bày lên bàn thờ cúng tổ tiên. 

Tục ăn trầu



Theo phong tục Việt Nam "miếng trầu là đầu câu chuyện" miếng trầu tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng nhiều tình cảm ý nghĩa, giầu nghèo ai cũng có thể có, vùng nào cũng có.

Một số tục lệ cưới hỏi trong truyền thống Việt Nam


Cưới hỏi là một lễ trọng có quy định chặt chẽ của dân tộc Việt từ trước tới nay không có gì thay đổi trên nền tảng cơ bản, chỉ có một số lễ tục thay đổi để phù hợp với thời đại. Nam nữ thụ thụ bất thân, đây là câu nói cửa miệng, quen dùng chỉ mối quan hệ nam nữ theo quan niệm của nhà nho. Người đàn ông và người đàn bà ngày xưa trao cho nhau cái gì, nhận của nhau cái gì, đều không trực tiếp tận tay, sợ bấm nháy, ra hiệu gì với nhau chăng? 

21.6.14

Hãy Tìm kiếm của cải trên Trời, hãy có cái nhìn sáng suốt (Mt 6, 19-23)



VRNs (20.06.2014) – Của cải vật chất ở đời này có thể mang lại cho người ta một đời sống tiện nghi, chứ không mang lại một bảo đảm hạnh phúc cho người ta ở đời tạm này, càng không mang lại một sự bảo đảm cho hạnh phúc cho người ta đời sau. Vì lẽ đó, Chúa Giêsu dạy các môn đệ: “Anh em đừng tích trữ kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, và kẻ trộm khoét vách vấy lấy đi.” (Mt 6: 19).
 
Thời buổi bây giờ trộm cướp hoành hành. Không chỉ có những tên trộm tìm cách khoét vách của những người giàu có, mà còn có những kẻ lường gạt, chúng dùng nhiều chiêu độc đáo khác để lừa gạt hầu chiếm đoạt tiền của những người giàu; cách táo tợn hơn, còn có những kẻ cướp, đôi khi chúng dùng súng cướp công khai. Điển hình như, vụ cướp xảy ra ở tiệm vàng Kim Nguyệt ở Bình Dương vào hôm thứ ba ngày 18 tháng 6 vừa qua. Một trong hai tên cướp đã dí súng chủ tiệm; tên kia đập cửa kính, rồi cướp vàng. Dù sao vẫn còn chút may cho chủ tiệm vàng và những người trong nhà, vì họ chỉ bị cướp một số vàng trong tiệm chứ không cướp hết, và họ cũng không bị mất mạng.

Như vậy, việc gìn giữ tiền bạc, của cải vật chất không hề an toàn; hơn nữa, của cải vật chất có thể dẫn đến sự nguy hiểm cho tính mạng. Ngoài ra, còn có những mối nguy khác có thể ảnh hưởng đến lối sống người ta, đó là lối sống thưởng thụ cách ích kỷ: chỉ lo chạy theo lối sống hưởng thụ, mà không hề quan tâm chia sẽ của cải cho những người kém may mắn hơn mình.

Nguy hiểm hơn, đó là lòng tham tiền bạc, của cải thế gian có thể làm cho người ta chạy theo của cải vật chất, tôn thờ vật chất như cứu cánh đời mình; chẳng màng nghĩ đến số phận đời đời. Và lòng tham tiền bạc, của cải thế gian có thể làm cho người ta bất chấp tiếng nói lương tâm, làm giàu bằng mọi thủ đoạn: lừa lọc, tham nhũng và bóc lột, thậm chí chà đạp nhân phẩm của anh chị em đồng loại.

Chúa Giêsu không chỉ mời gọi người ta đừng tích lũy của cải dưới đất, mà Người kêu mời người ta chủ động tích lũy kho tàng trên trời, vì nơi đó mối mọt không làm hư nát, và kẻ trộm không khoét vấy lấy đi.

 Để đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu, chúng ta tích lũy những gì vào kho tàng trên trời ?

Những điều Chúa Giêsu mời gọi tích lũy đó là chính là những việc lành được thực hiện kèm với lòng mến Chúa yêu người. Mặc dù những việc lành tự chúng không phải là một công trạng để ta để được vào Nước Trời, nhưng những việc lành mà chúng ta thực hiện vì lòng mến Chúa  yêu người và vì lòng trung tín với Ngài, sẽ được Chúa ban thưởng phần phúc Nước Trời. Chính Chúa Giêsu cho các môn đệ biết rằng, ngay cả việc nhỏ bé như giúp người khác dù là một ly nước lã, thì cũng được Thiên Chúa thưởng công (Mt 10: 42); hoặc bố thí một cách kín đáo cũng được xem là việc tích lũy trên kho tàng trên trời; vì Chúa Cha, Đấng thấu suốt mọi sự sẽ thưởng công cho những ai bố thí (Mt 6: 3-4).

Những điều Chúa Giêsu dạy soi sáng cho chúng ta, để chúng ta nhận ra đâu là điều sinh ích cho sự sống đời đời, những điều đẹp ý Chúa, và đem ra thi hành trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu chúng ta nghe suông mà không đem ra thực hành, thì một chẳng khác gì chúng ta như người đang lay hoay trong bóng tối.

Quả vậy, bao lâu chúng ta còn để cho tiền bạc, của cải thế gian chi phối cái nhìn và hành động và phán đoán; và lèo lái cuộc đời chúng ta, thì bấy lâu ta còn ở trong bóng tối. Điều này, đáng sợ hơn những người khiếm thị, vì những người khiếm thị họ sẳn lòng  để cho người ta dắt đi; còn sự mê muội của lòng trí do tham lam, dục vọng là sự cố chấp, loại bỏ mọi sự trợ giúp cần thiết từ Thiên Chúa và từ tha nhân.

Ngoài mối những mối nguy do lòng ham muốn tiền của gây ra, mối nguy do lòng ham muốn địa vị, quyền lực và dục tình, cũng không kém phần nguy hiểm cho người ta; chúng có thể làm lệch lạc trong phán đoán, trong cách hành xử; nó làm cho lối sống của ta quay cuồng.
Nếu tiền bạc, của cải tạo là những phương tiện sinh sống, nhưng chúng cũng ra lực hút và có thể làm cho người ta bị chóa mắt; tình dục làm cho tình yêu vợ chồng thăng hoa, nhưng tình dục có có thể làm cho người ta trở nên suy đồi. Và quyền lực để điều hành, nhưng sự ham quyền cố vị, hoặc sử dụng quyền hành sai trái, thì trở thành những kẻ độc tài, những tên bạo chúa gây ra khốn khổ cho tha nhân.
Xin Chúa cho chúng ta để cho Lời Chúa soi sáng, hướng dẫn, thúc bách chúng ta hành động theo thánh ý Chúa để được Chúa ban phần thưởng Nước Trời như Người đã hứa.

 Vominh

Tham vọng của tổ chức khủng bố ISIS - Nguyễn Phương Mai


Rất nhiều người Việt nghĩ rằng tình hình Biển Đông sẽ tạo sóng lớn cho nền kinh tế toàn cầu hay ít nhất là Đông Á. Điều này là do gần như 70% các tin chính trong tháng vừa qua của các báo lề phải cũng như của mạng lề trái đều liên quan đến vụ giàn khoan và những phản ứng khác nhau của các lãnh đạo Việt.

20.6.14

Khúc Thừa Dụ (906-907)



Sau khi đánh bại Phùng An, bọn quan lại nhà Đường sang cai trị Giao Châu càng tham tàn ác, độc ác nên lòng dân chất chứa oán thù. Chúng chỉ nghĩ đến việc vơ vét của cải cho nhiều nên 2 lần giặc Nam Chiếuang đánh, giết hơn 15 vạn dân Giao Châu, quan quân nhà Đường đều bỏ chạy.

Bố Cái Ðại Vương Phùng Hưng (761 -802)



Vào nửa sau thế kỷ VIII, quyền thống trị của triều đình Trường An đã bắt đầu suy yếu. Chiến tranh giữa "phiên trấn" và "triều đình" - mà đỉnh cao là loạn An Sử - càng làm cho nhà Đường lụn bại.

Mai Hắc Ðế (? - 722)



Năm Nhâm Tuất (722) đời vua Huyền Tông nhà Đường, ở Hoan Châu nổ ra cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Mai Thúc Loan quê ở Mai Phụ, Thạch Hà, Hà Tĩnh). Không ai còn nhớ năm sinh ngày mất của ông. Chỉ biết rằng, thuở nhỏ nhà Mai Thúc Loan nghèo lắm, mẹ phải đi làm mướn cho nhà giàu và kiếm củi nuôi con. Đã thế, cậu bé lại chịu tiếng xấu là con không cha và nước da đen xạm xấu xí. Nhưng Mai Thúc Loan cũng sớm bộc lộ thiên tư thông minh, sáng ý kỳ lạ và có sức khỏe tuyệt vời.

Việt Vương Triệu Quang Phục (549-571)


Triệu Quang Phục là người kế tục sự nghiệp của Lý Nam Đế. Ông là người huyện Chu Diên, là con của Triệu Túc, một thủ lĩnh địa phương có lòng yêu nước không chịu khuất phục nhà Lương. Triệu Quang Phục nổi tiếng giỏi võ nghệ. Sử chép ông là người "uy hùng sức mạnh".

Cha con ông là người đầu tiên đem quân tham gia cuộc khởi nghĩa Lý Bí. Triệu Túc là một danh tướng của nước Vạn Xuân, được phong làm Thái Phó trông coi việc binh, hy sinh trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương ở vùng ven biển. Triệu Quang Phục lúc đầu theo cha đi đánh giặc, có công. Là một tướng trẻ có tài nên được Lý Nam Đế tin dùng làm tả tướng quân.

Đầu năm 545, quân Lương xâm lược Vạn Xuân, cuộc kháng chiến của nhà Tiền Lý thất bại. Lý Nam Đế phải lẩn tránh ở động Khuất Lão thuộc tỉnh Phú Thọ ngày nay và giao binh quyền cho Triệu Quang Phục.

Vốn thông thuộc vùng sông nước Chu Diên, Triệu Quang Phục quyết định chuyển hướng chiến lược, thay đổi phương thức tác chiến cũ là phòng ngự, cố thủ hay tập trung lực lượng quyết chiến với địch. Ông đưa hơn một vạn quân từ miền núi về đồng bằng, lập căn cứ kháng chiến ở Dạ Trạch (bãi Màn Trò, Khoái Châu, Hưng Yên).

Dạ Trạch là một vùng đầm lầy ven sông Hồng, rộng mênh mông, lau sậy um tùm. ở giữa là một bãi phù sa rộng, có thể làm ăn sinh sống được. Đường vào bãi rất kín đáo, khó khăn. Chỉ có dùng thuyền độc mộc nhẹ lướt trên cỏ nước theo mấy con lạch nhỏ thì mới tới được...Triệu Quang Phục đóng quân ở bãi đất nổi ấy. Ngày ngày, quân sĩ thay phiên nhau vừa luyện tập, vừa phát bờ, cuốc ruộng, trồng lúa, trồng khoai để tự túc binh lương; ban ngày tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng như không có người, đến đêm nghĩa quân mới kéo thuyền ra đánh úp các trại giặc, cướp được nhiều lương thực, "làm kế trì cửu" (cầm cự lâu dài) người trong nước gọi Triệu Quang Phục là Dạ Trạch Vương (vua Đầm Đêm). Nghe tin Lý Nam Đế mất, ông xưng là Triệu Việt Vương.

Vùng đồng bằng này tuy không có thế đất hiểm như miền đồi núi nhưng có nhiều sông lạch chia cắt, nhiều đầm hồ lầy lội, không lợi cho việc hành binh của những đạo quân lớn. Địa thế như vậy buộc địch phải phân tán, chia quân đánh nhỏ, làm mất sở trường của chúng, đồng thời tạo điều kiện cho ta tiêu diệt gọn từng bộ phận nhỏ, tiêu hao sinh lực địch. Đồng bằng còn là nơi đông dân cư, nơi có nhiều sức người, sức của, cung cấp cho cuộc chiến đấu lâu dài của quân ta.

Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, từ Lý Nam Đế qua Triệu Việt Vương đã có sự chuyển hướng chiến lược, thay đổi địa bàn và cách đánh. Lập căn cứ kháng chiến ở đồng bằng, đó là kế sách dụng binh hết sức mưu lược và sáng suốt của Triệu Quang Phục. Đưa quân xuống đồng bằng, Triệu Quang Phục không áp dụng phương thức tác chiến phòng ngự, cố thủ hay tập trung lực lượng quyết chiến với địch. Kế sách của ông nói theo ngôn ngữ quân sự hiện đại, là đánh lâu dài và đánh tiêu hao, đánh kỳ lập làm phương thức tác chiến chủ yếu.

Nhờ sự chuyển hướng chiến lược sáng suốt đó mà cục diện chiến tranh thay đổi ngày càng có lợi cho ta, bất lợi cho địch. Quân Lương cố sức đánh vào vùng Dạ Trạch, nhằm phá vỡ đầu não kháng chiến, nhưng âm mưu đó không thực hiện được. Quân của Triệu Quang Phục giữ vững căn cứ Dạ Trạch, liên tục tập kích các doanh trại và các cuộc hành binh của địch. Qua gần 4 năm chiến tranh (547-550) cuộc kháng chiến ngày càng lớn mạnh, địch càng đánh càng suy yếu.

Viên tướng giỏi của địch là Trần Bá Tiên đã trở về Châu Quảng từ năm 547, làm Thái thú Cao Yên. Năm 548, bên triều Lương xảy ra loạn Hầu Cảnh (548-552). Viên hàng tướng này đã cướp kinh sư, số đông quý tộc nhà Lương bị giết chết, bọn cường hào địa phương nổi dậy khắp nơi. ở phía bắc, triều Tây Ngụy, từ lưu vực sông Vị, tổ chức một loạt các cuộc tiến công đế chế của Lương, năm 553 chiếm Tứ Xuyên, cắt đứt quan hệ giữa Nam Kinh và Trung á, chiếm Trương Dương (Hồ Bắc), xâm nhập tới Giang Lăng trung lưu Trường Giang, lập nên triều Hậu Lương bù nhìn (bị xóa năm 587). Quan tướng các châu - trong đó có Trần Bá Tiên - kéo quân đổ về kinh sư với danh nghĩa "cứu viện kinh sư" dẹp loạn Hầu Cảnh, rồi nội chiến liên miên.

Chớp thời cơ đó. Triệu Quang Phục, từ căn cứ Dạ Trạch, đã tung quân ra mở một loạt cuộc tiến công lớn vào quân giặc giết tướng giặc là Dương Sàn thu lại châu thành Long Biên, đuổi giặc ngoại xâm, giành lại quyền tự chủ trên toàn đất nước.

Về sau, vì tin lời cầu hòa của Lý Phật Tử (vốn là tướng của Lý Nam Đế, từng nổi dậy chống ông), ông chia cho y một phần đất và kết mối thông gia: con trai Lý (Nhã Lang) lấy con gái Triệu (Cảo Nương). Năm 571, Lý Phật Tử phản bội đem quân đánh úp, Việt Vương thua, chạy đến cửa bể Đại Nha, cùng đường gieo mình tự vẫn.

Theo Việt điện u linh, cuốn sách xưa nhất (1329) chép về Triệu Quang Phục thì sau khi ông mất, người đời thấy linh dị, lập miếu thờ ở cửa biển Đại Nha. Năm Trùng Hưng thứ nhất (1285, đời Trần Nhân Tông) sách phong là Minh Đạo Hoàng đế. Năm Trung Hưng thứ tư (1288, đời Trần Nhân Tông) ban thêm hai chữ "Khai cơ". Năm Hưng Long thứ 21 (1313, đời Trần Anh Tông) ban thêm bốn chữ "Thánh liệt thần vũ".

248 (Mậu Thìn) :Triệu Thị Trinh nổi dậy khởi nghĩa ở quận Cửu Chân.



Triệu Thị Trinh cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo nhân dân quận Cửu Chân nổi dậy khởi nghĩa. Từ vùng núi Nưa và núi Quan Yên (Thanh Hóa) nghĩa quân tiến ra đánh phá thành ấp của giặc Ngô. Sau khi Triệu Quốc Đạt mất, Triệu Thị Trinh lãnh đạo nghĩa quân tiếp tục chiến đấu chống lại chính quyền đô hộ của nhà Ngô. Cả quận Cửu Chân náo động. Nghĩa quân của Bà Triệu chiến đấu rất dũng cảm và đánh thắng rất nhiều trận, giết viên Thứ sử nhà Ngô ở Giao Châu. Tôn Quyền phải cử một viên tướng giỏi là Hành Dương đốc quân đô úy Lục Dận làm Thứ sử và đem quân sang Giao Châu đàn áp cuộc khởi nghĩa. Trước một đội quân xâm lược đã từng trãi chiến trận, lại lắm mưu nhiều kế, lực lượng nghĩa quân bị tiêu diệt dần, Bà Triệu đã hy sinh anh dũng trên núi Tùng. Theo truyền thuyết, Bà Triệu mất ngày 21 tháng 2 (âl), tức ngày 1-4-248.

210-280 :Nhà Ngô đô hộ nước Âu Lạc.



Cuối đời Hán, Trung Quốc đại loạn. Nhà Ngô chiếm giữ miền Nam Trung Quốc, sát biên giới nước ta.
Cuối đời Hán, Trung Quốc đại loạn. Nhà Ngô chiếm giữ miền Nam Trung Quốc, sát biên giới nước ta. Chúa Ngô là Tôn Quyền mưu cướp quyền đô hộ Giao Châu. Nhà Hán bất lực không giữ được.
Đến năm 226. Sĩ Nhiếp chết, con là Sĩ Huy lên làm Thái thú Giao Châu thay cha, không xin mệnh lệnh của nhà Ngô. Thấy Sĩ Nhiếp đã chết, chúa Đông Ngô là Tôn Quyền vội nắm lấy cơ hội chiếm đóng toàn bộ Giao Châu, loại bỏ hẳn thế lực của Sĩ Nhiếp ở đây.
Để thống trị Giao Châu chặt chẽ hơn, Tôn Quyền chia cắt Giao Châu ra làm hai châu, mỗi châu đặt một Thứ sử riêng. Các quận ở phía Bắc đặt thành Quảng Châu. Giao Châu chỉ còn lại 4 quận ở phía Nam, gồm có Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Một phần của quận Nhật Nam đã tách ra thành nước Lâm Ấp

40 - 43 : Khởi nghĩa Vua Trưng


Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị) nổ ra vào mùa xuân năm Canh Tý (40 Công nguyên là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc toàn diện và rộng khắp, chống lại thế lực phong kiến phương Bắc ở đầu Công nguyên.
Cuộc khởi nghĩa ấy do bà Trưng Trắc phát động cùng em gái là Trưng Nhị, người có công lao cùng chị và của rất nhiều các vị nữ tướng, nữ binh trong hàng ngũ đội quân của Hai Bà.
Đó là cuộc khởi nghĩa do phụ nữ lãnh đạo duy nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, lập nên một Nhà nước vương triều độc lập, thống nhất và tự chủ thời kỳ ấy. Chấm chấm dứt giai đoạn thống trị của phong kiến phương Bắc lần thứ nhất dài tới 246 năm (207 TCN - 39 CN).
Sử nước ta viết: ''... Trưng Vương là dòng dõi Hùng Vương, chị em đều có tướng dũng lược, căm giận Tô Định chính lệnh hà khắc tàn ngược tụ họp người các bộ, hăng hái dấy đội quân hùng mạnh, lừng lẫy uy danh, quận huyện hưởng ứng, cho nên lấy được 65 thành ở Lĩnh Ngoại, thu lại hết đất cũ Nam Việt, cũng là bậc hào kiệt trong nữ lưu..."
Cũng bởi ý chí anh hùng hào kiệt mà trải qua hàng nghìn năm và mãi mãi về sau, sự nghiệp và danh tiếng của Hai Bà còn lưu danh. Những sự kiện lịch sử về hai Bà và cuộc khởi nghĩa năm 40 CN đánh đuổi Tô Định, năm 42 CN chống Mã Viện xâm lược đã theo dòng thời gian chuyển hóa thành các sự tích văn hóa, vào huyền thoại, đi vào tâm linh và tín ngưỡng cộng đồng người Việt Nam.
Những nơi Hai Bà đã đi qua, những đồn lũy và chiến trận do Hai Bà Trưng cùng các vị tướng lĩnh lập nên cũng theo đó mà trở nên nơi đền miếu thiêng liêng thờ cúng khói hương không dứt. Nay là các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Vĩnh Phúc.
Hai Bà là con gái Lạc Tướng huyện Mê Linh, hậu duệ đời thứ 25 của Vua Hùng - họ Lạc. Thân mẫu của Hai Bà tên là Trần Thị Đoan (tục danh là bà Man Thiện), có nghề trồng dâu, nuôi tằm, kéo tơ.
Ngày 01 tháng 8 năm Giáp Tuất (14 CN) bà Man Thiện sinh một lần được hai con gái. Vì là nhà tằm tơ, nên 3 năm sau, mới đặt tên cho cô chị là Trắc (lứa đầu - ''lứa chắc'' theo cách tính của nhà nuôi tằm), cô em là Nhị (''lứa nhì''- lần thứ hai)
Năm 19 tuổi, cha mẹ gả cô chị là Trắc, lấy con trai quan Lạc tướng huyện Chu Diên là Thi Sách tức là năm Canh Thìn (32 CN). Vợ chồng đoàn tụ mới được vài năm thì Thi Sách bị Tô Định giết chỉ vì con hai nhà tướng kết hôn với nhau, trở thành một lực lượng lớn, không có nơi cho sự thống trị của nhà Hán.
Căm giận quân giặc bạo ngược, vì nợ nước nay lại thêm mối thù nhà, bà Trắc đã cùng với em là Nhị phát động trong toàn quận Giao Chỉ, tập hợp các Lạc hầu, Lạc tướng, kêu gọi quân sĩ và nhân dân nổi lên cùng đánh giặc. Các quận Cửu Chân, Nhật Nam được tin quận Giao Chỉ khởi nghĩa đều nổi lên hưởng ứng.
Cuộc khởi nghĩa ấy chia ra các giai đoạn như sau:
I - THỜI KỲ TRƯỚC NGÀY TUYÊN BỐ KHỞI NGHĨA
Sau khi ông Thi Sách bị giết, bà Trắc quyết chí phục thù trả oán. Bà tiến hành tổ chức chứa tích lương thực, vận động thu dùng các anh hùng hào kiệt trung thiên hạ, những người cùng chí hướng, chiêu binh tuyển tướng ở các địa phương, nên người theo về ngày một đông. Lúc đó thuộc địa bàn Sơn Tây cũ có:
Liên Chiểu được một người, Phù Sa được một người (sau đổi là Phần Sa, rồi Các Sa, xã Trung Kiên huyện Vĩnh Tường)
Huyện Bạch Hạc có:
- Xã Văn Trưng được 1 người (nay là thôn Văn Trưng xã Tứ Trưng huyện Vĩnh Tường)
- Xã Đại Tự được 1 người (nay thuộc huyện Yên Lạc)
- Xã Cẩm Viên được 1 người (nay là thôn thuộc xã Đại Tự)
- Xã Phủ Yên được 1 người (nay là thôn thuộc xã Yên Lập huyện Vĩnh Tường)
Huyện Yên Lạc có:
- Xã Bình Lỗ được 1 người (có lẽ 1à Tề Lỗ huyện Yên Lạc)
- Xã Mạnh Lân được 1 người (sau là Kim Lân xã Hồng Châu)
- Xã Thọ Lão được 1 người (nay thuộc xã Tiến Thịnh huyện Mê Linh)
- Xã Yên Lão được 1 người (nay thuộc xã Tiến Thịnh huyện Mê Linh)
- Xã Vân Canh được 1 người (nay thuộc vào thị trấn huyện Bình Xuyên)
Huyện Lập Thạch có:
- Xã Vân Nhưng được 3 người (nay thuộc xã Tân Lập)
- Xã Ân Hộ được 3 người (tục danh làng Họ, nay thuộc xã Tham Sơn)
- Xã Vụ Cầu được 1 người (tục danh làng Cầu, nay thuộc xã Tam Sơn)
Tỉnh Hà Tây có 3 huyện có người ứng nghĩa:
Huyện Tiên Phong có:
- Xã Kim Bí được 1 người
- Xã Tân Hoa được 1 người
Huyện Yên Sơn có:
- Xã Bối Khê được 1 người
- Xã Hữu Quang được 1 người
Huyện Thạch Thất có:
- Xã Tuy Lộc được 1 người
Để đảm nhận công việc trọng đại ấy, bà Nhị được chị gái cất nhắc làm chức ''Bình khôi'' sau khởi nghĩa phong làm ''Bình khôi công chúa'' - tức là vị công chúa đứng đầu thu phục thiên hạ. Rồi gửi tờ hịch chiêu dụ mọi người trong toàn quận Giao Chỉ, bởi vậy các nướng, nữ quân chiếm đa phần trong tổng số lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa.
Nhiều thư tịch đời sau chép về khí thế ra quân của những ngày ấy mà sự tích hầu hết đã trở thành huyền thoại: ''Đương thời nam nhi thao lược vị hữu kỳ nhân; Nữ tướng soái binh thần linh phát động''. Nghĩa là: Lúc ấy nam nhi tài giỏi chưa có mấy người; Nữ tướng soái binh như có thần thiêng thúc giục. Bởi vậy, chỉ 15 ngày sau tướng sĩ mọi miền đã tìm đến tụ nghĩa. Đồng thời bà Trắc đã đến nhiều địa phương vận động khởi nghĩa. Nơi ấy ngày nay đều có di tích thờ cúng ghi nhận. Bà cũng đã vận động lên miền thượng lưu sông Đáy, giáp gianh giữa 2 huyện Tam Dương - Lập Thạch ngày nay tập hợp lực lượng. Nơi bà hội quân với các bà Quý Lan (An Bình phu nhân) và Ngọc Kinh công chúa là di tích ''Bãi Hội'' ở làng Đông Định, xã Thái Hoà, Lập Thạch. Nơi ấy nay có đền thờ Bà tạo thành một vùng căn cứ rộng lớn ở các xã Liễn Sơn, Thái Hoà, Liên Hoà, Hợp Lý huyện Lập Thạch và các xã Hoàng Hoa, Đồng Tình, An Hoà huyện Tam Dương.
Các di tích trong khu vực sông Đáy:
1 - Xã Liên Hoà huyện Lập Thạch (bờ phải sông): 1 di tích
2 - Xã Liễn Sơn huyện Lập Thạch (bờ phải sông): 2 di tích
3 - Xã Thái Hoà huyện Lập Thạch (bờ phải sông): 3 di tích
4 - Xã Bồ Lý huyện Lập Thạch (Vực Truông): 1 di tích
5 - Xã Hợp Lý huyện Lập Thạch (bờ trái sông): 1 di tích
6 - Xã An Hoà huyện Tam Dương (bờ trái sông): 3 di tích
7 - Xã Đồng ranh huyện Tam Dương (bờ trái sông): 6 di tích
8 - Xã Hoàng Hoa huyện Tam Dương (bờ trái sông): 2 di tích
Cộng xã: 19 di tích
Tháng Giêng năm Canh Tý (40CN), tất cả các tướng ở mọi vùng đều đã tiến quân về họp lại ở thành Phong Châu sông Bạch Hạc để khao thưởng các quân sĩ.
II - KHỞI NGHĨA Ở CỬA SÔNG HÁT
Sau cuộc tổng tập hợp quân đội ở Phong Châu, Hai Bà đã cho quân đội vượt sông sang lập đàn thề ở bãi cát dài cửa sông Hát.
Nơi ấy nay thuộc xã Hát Môn huyện Phúc Thọ tỉnh Hà Tây. Địa điểm cách đê hữu sông Hồng 6 km, gần chỗ cửa Hát tách ra từ sông Hồng. Tại Hát Môn, Hai Bà cho quân sĩ dựng đàn tế cáo trời đất, tuyên bố khởi nghĩa. Lời tuyên như sau:
''Trời sinh một người làm tông chủ của vạn vật trong trời đất. Muôn vật ràng buộc vào đấy, cỏ cây quan hệ về đấy. Trải các triều trước các vị đương thiên tử đều là bậc thánh minh, khiến cho triều đình có đạo Yên dân lo việc nước, đức hoá mở mang, thiên hạ thanh bình, quốc gia vô sự. Nay có người hơ khác tên là Tô Định, lòng dạ chớ dê, hăm doạ 4 phương, tham tàn bạo ngược, trời, đất, thần, người đều căm giận.
Thiếp là cháu gái của Vua Hùng thuở trước, hôm nay đau lòng thương dân vô tội, dấy nghĩa trừ tàn nguyện xin các vị thần linh hội họp tại đàn này chứng giám và phù hộ cho thiếp. Thiếp là Trưng Nữ dấy binh dẹp giặc, che chở dân lành, thú phục lại muôn vật cũ của tổ tông. Không phụ ý trời, thoả nguyện nơi đền miếu của các bậc đương các đời, không phụ sự trông đợi của tổ phụ nơi chín suối''
Tế xong, Hai Bà phân chia các đạo quân, tổ chức quân ngũ. Riêng số các nữ tướng, nữ binh chia làm 2 đội, phong cho các chức:
1 - Lão Tiên công chúa nắng giữ ''Trung quân nội thị''
2 - Công chúa Cẩn Hạnh nắm giữ ''Tiền quân nội thị'' có 500 quân
3 - Công chúa Huệ Đức và Công chúa Trang ranh nắm giữ quân ''nội thị binh nhung''
4 - Công chúa Ả Chàng, Ả Chạ (vì Lê Ngọc Thanh cùng danh hiệu) nắm giữ "Tả quân nội thị", quân nữ có 500 người
5 - Thuỵ công chúa và công chúa Minh Trinh nắm giữ ''Hữu quân nội thị''. Quân nữ có 500 người
6 - Công chúa Minh Nương nắm giữ tiền quân - quân nữ có 100 người
7 - Công chúa Tráng Cẩn nắm giữ ''Tả quân nội thị''. Quân nữ có 100 người
8 - Công chúa Bình Khôi (tức bà Nhị) nắm giữ toàn bộ các vệ ''Nữ quân nội thị...
Còn các tướng nam đều cớ phong chức thu nạp tham gia khởi nghĩa.
Sau đó bà Trắc cùng các tướng sĩ bái lạy trời đất, thống lĩnh quân dân, tiến quân về thành Long Biên đánh Tô Định.
III - CUỘC TIÊN QUÂN MÙA XUÂN NĂM CANH TÝ (42.CN) ĐẠI THẮNG
Trên đường tiến quân, Hai Bà dẫn toàn bộ quân đội về làng Hạ Lôi dựng đồn đóng quân.
Đêm đó ở Hạ Lôi, (tên thời nội thuộc Hán là Kỳ Họp) có hơn 10 vị tướng dưới quyền được chọn làm tướng ''thủ túc'' (thân cận, gần gũi như tay chăn), và có 17 nữ tướng có tài trí ngày đêm thường trực ở bên cạnh Trưng Vương. Ngày 07 tháng Giêng, bà Trưng mở tiệc lớn khao quân ở Hạ Lôi 10 ngày, rồi chia quân làm 5 đạo.
- Đi tiên phong là Đại Vương Đông Hối
- Trung quân là Nữ Vương Trưng Trắc (ở giữa)
- Tả quân là Minh công dực thánh (?) (bên trái)
- Hữu quân là Lương công dực thánh (?) (bên phải)
Hậu quân là Hiến công (?) và Nhị nương công chúa.
Tất cả cùng tiến về thành Long Biên đánh Tô Định. Cảnh tượng ngày xuất quân thật oai hùng: ''Cờ xí đầy đất, chiêng trống vang trời, tướng nam lẫm liệt, tướng nữ lạnh lùng''. Trước sức mạnh như vũ bão của đội quân Hai Bà, quân Hán không kịp tổ chức nghênh chiến, chống đỡ, nên khi quân đội của Hai Bà tấn công, quân của Tô Định chỉ còn biết thua chạy và bị giết ''máu chảy thành ao, xương tụ thành gò'', xác giặc chồng chất làm cho ''dựng sông nghẽn chảy'', Tô Định bị đao chém sát thương. Cuối cùng thì Tô Định nhanh chóng rút chạy về Trung Quốc, chịu tội với triều đình nhà Hán. Chẳng bao lâu, trong toàn quận Giao Chỉ, nghĩa quân tổng công kích, thu phục được 65 thành.
IV - VƯƠNG TRIỀU HỌ TRƯNG
''Đại Việt sử ký toàn thư" chép là ''Trưng Nữ Vương Kỷ''
Đất nước giải phóng, Hai Bà thu quân về thành Phong Châu. Bà Trưng Trắc lên ngôi Vương, đứng đầu bộ máy nhà nước độc lập tự chủ. Tiến hành phong thưởng thứ bậc công thần cho các tướng sĩ. Cắt cử một số tướng sĩ trở về nơi căn cứ cũ của mình xây dựng doanh điện phòng vệ làm hậu cứ cho triều đình.
Ở trung ương, xây dựng bộ máy nhà nước vương triều gồm có 2 ban ''văn - võ''. Tất cả đều có chữ ''tiết ché' (nghĩa là ''chỉ huyết), đặt quan chia chức đảm nhận công việc Nhà nước. Lại xây dựng 1 ''Sở hành cung'' ở xứ đầu voi làng Hạ Lôi làm nơi ''Sở thiết triều'' (nơi bàn việc nước lưu động). Phía sau xây thành bảo vệ, đời sau gọi là ''thành ống''. Đồng thời bà Trưng Nhị dựng hai luỹ ở Cư An, đắp thành Đền, tất cả đều nằm ở phía Tây Bắc ''hành cung'' Hạ Lôi trưng sự bố phòng bảo vệ.
Sau đó, bà Trưng Trắc đời đô về Hạ Lôi, định trị sở việc nước chính thức là ''hành cung'' xứ đầu voi. Nay là đền Hai Bà. Đất ấy đời Hán là làng Kỳ Hợp huyện Chu Diên. Từ đó chính trị ổn định, việc nước trong sáng êm đềm, lòng dân theo phục.
V - CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MÃ VIỆN NĂM 42.CN
Năm 41.CN, vua Hán Quang Vũ được tin triều đình Lĩnh Nam đã được xác lập, do Bà Trưng Trắc làm tôn quân, nên tức tốc hạ lệnh cho các quận, châu, huyện phía nam là Trường Sa, Hợp Phố và một số nơi thuộc Giao Chỉ sắp sẵn xe thuyền, sửa sang cầu đường, mở đường thông các núi khe, chứa thóc lương để dự phòng cho cuộc xâm lăng sắp tới. Ngay sau đó, Hán Quang Vũ lại sai Tô Định dẫn 5 vạn quân đi trước trở lại Giao Chỉ. Mã Viện vui mừng được Hán Vũ Đế cử làm Phục Ba tướng quân, cho tổng chỉ huy cùng với phó tướng là Phù Lạc Hầu Lưu Long, đốc xuất bọn Lâu thuyền tướng quân đem 30 vạn quân tiến vào nước ta để đánh Trưng Vương.
Quân Hán qua cửa ải Ngọc Quang.
1 - Cuộc Chiến ở thành Lạng Sơn
Được tin bái về, ở thành Hạ Lôi, Trưng Trắc cử Trưng Nhị và hai đại tướng đem quân lên đánh chặn giặc, giết chết được Tô Định ngay từ trận đầu giao chiến. Thấy tình thế thất lợi, sau khi qua ải Ngọc Quan, Mã Viện và Lưu Long dẫn quân đến thành Lạng Sơn lập doanh luỹ cố thủ thanh thế rất to.
Để chặn đánh quân địch từ ngoài biên ải, Trưng Trắc dẫn toàn bộ đại quân lên thành Lạng Sơn cự chiến Mã Viện là viên tướng già (lúc này Viện đã ngoài 70 tuổi) giảo quyệt, biết Trưng Trắc đã đem hết quân đội lên đánh thành Lạng Sơn nên ra lệnh cho quân sĩ cố ý trì hoãn, kéo dài thời gian tiếp chiến, khiến đại quân của Hai Bà Trưng gặp bất lợi. Mã Viện chơ Lưu Lang coi giữ 25 vạn quân ở lại cố thủ thành Lạng Sơn, cầm chân quân đội của Hai Bà Trưng dưới thành, bố phòng ở những nơi hiểm trọng, không chịu ra đánh. Đại quân của Hai Bà do vậy phải kìm lại vây thành.
2 - Âm mua của Mã Viện
Trong khi tình thế chiến trận kéo dài im ắng, thì Mã Viện dẫn 5 vạn quân bí mật xuất phát, không kể ngày đêm, cướp đường mà đi, cấp tốc chỉ trong 5 ngày sau đã đến khu Thanh Trước, dựa vào địa hình núi mà đồn binh, tích trữ lương thảo. Rồi Mã Viện trước hết tấn công kho quân lương ở Nội Phật do bà Thánh Mẫu Dưỡng quản lĩnh, đánh tan cơ sở hậu cần của quân đội Hai Bà. Sau đó Mã Viện tấn công thành Cự Triền.
Cự Triền là một thành lớn do Bà Trưng Nhị tổ chức xây đắp để phòng thủ ở mặt tây bắc cho đô thành Mê Linh. Ở mặt trận này tuy quân đội của Bà Trưng đã tiến lên Lạng Sơn, nhưng do thành được xây đắp kiên cố nên Mã Viện không dễ dàng hạ nổi. Địa hình lại hoàn toàn bất lợi cho quăn Hán, vì thành được xây đắp trên gò Dền giữa cánh đồng Dền, bốn bề đồng không nước ngập, địa hình trở nên phức tạp. Để lấy điểm tựa tập kết quân sĩ tấn công thành Dền, Mã Viện đã phải hấp tấp đưa vàơ địa thế sẵn có của một quả gò nhỏ, gọi là gò Viên (dân đã quen gọi là gò Vượn) thuộc cánh đồng Vượn đắp trong một đêm phải xong.
Một trận chiến quyết liệt đã diễn ra, cuối cùng thì thành Dền cũng bị hạ. Đình Cư An xã Tam Đồng, di tích thờ Bà Trưng Nhị có đôi câu đối viết về sự kiện này. Như sau:
Triền thuỷ ba bình phần tử y hi hàm thánh trạch
Viên thành nguyệt hiểu đống yểm ẩn ước hiện thần quang
Nghĩa là: Sóng nước quanh đồng triền (đồng Dền) đã yên, cây cối nghĩ rằng có công ơn của Thánh Trăng soi thành Vượn, bước tới gần gò đống như có như không, cũng bày ra biến hoá rõ ràng. Sau khi hạ thành Cự Triền, Mã Viện không mấy khó khăn khi tiến về đánh thành Hạ Lôi, đào mộ cha mẹ Hai Bà, yết cung điện. Kinh đô Mê Linh phút chốc chìm trong máu. Sau đó, Mã Viện lại kéo quân lên thành Lạng Sơn, trong đánh ra, ngoài hợp chiến cùng tiến đánh Hai Bà Trưng từ hai phía.
3 - Trận chiến ở Lãng Bạc
Sau khi bị tổn thất ở thành Lạng Sơn, lại bị quân Hán bức bách ở mặt trận phía trước và phía sau, nên Bà Trưng rút quân trở về. Đội quân hai bên gặp nhau ở Lãng Bạc, địa điểm ở vùng 2 huyện Tiên Du - Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Một trận quyết chiến đã xảy ra. Sử ''Toàn thư" chép: ''Vua thấy thế giặc mạnh lắm, tự nghĩ quân mình ô hợp, sợ không chống nổi, lui về giữ Cấm Khê''
4 - Công cuộc cố thủ cấm Khê
Sau khi rút khỏi mặt trận Lãng Bạc, Trong Vương biết là thành Cự Triện và kinh đô Mê Linh đã bị thất thủ, Hai Bà tiến lên vùng Cấm Khê thủ hiểm, tính kế lâu dài. Cấm Khê (sử cũng chép là Kim Khê) là vùng đất ngập nước bên bờ sông Cà Lồ từ làng Gia Phúc (xã Xuân Đài), qua làng Cẩm La, Phúc Lộc, Đống Cao của xã Vân Đài, xã Tiên Đài của tổng Vân Đài huyện Yên Lạc, phủ Vĩnh Tường triều Nguyễn, đến xã Can Bi tổng Xuân Lãng huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Yên. Trong đó các làng Cẩm La, Phúc Lộc, Yên Nội, Đống Cao đời Lê trở về trước thuộc xã Vân Đài hoặc Quan Đài cùng với các xã Xuân Đài Tiên Đài là nơi tập trung nhất về di tích thờ cúng Hai Bà Trưng.
Ở cấm Khê, quân Hai Bà bị vây hãm mấy tháng liền. Phía trước không còn đường tiếp lương, cỏ ngựa, phía sau không có quân cứu viện lại biết thành trì lăng mộ ở nhà (Hạ Lôi) đã bị Mã Viện phá hết, nhưng không thể tự phá trận để thoát khỏi vòng vây. Biết rằng cơ nghiệp do chị em gây dựng bấy nay sẽ khống còn, Bà Trưng Trắc tự khẳng định với mình rằng:
Sinh ra làm người, thà làm quỷ nước Nam, há chau đã bị trói tay bắt sống, bị người Hán phương Bắc làm nhục?
Thế là Bà chỉ huy toàn quân quyết đánh một trận, quân - thần - tướng - tá đều bị vây, bị giết ở Cấm Khê. Số còn lại trở về nơi doanh địa cũ rồi lần lượt bị Mã Viện đánh bại. Thu thắp trong điền dã của chúng tôi trong khu vực xã Văn Tiến huyện Yên Lạc, thấy có như sau:
- Gò Hang: Thống kê năm 1938 của xã Vân Đài thì trong làng ''có lái đống gọi là gò Hang, nhưng không biết dưới có hang không''.
Ngày nay gò Hang hiện còn, thuộc thôn Yên Nội. Diện tích khoảng 5 - 6 sào Bắc Bộ, nhân dân ở đây gọi là gò Cánh Tiên. Hang có cửa vào xây cuốn vòm như hình chớp bia bằng gạch bìa, ở thành có vạch ô quả trám. Cửa hang nổi lên trên mặt đất nay mới bị lấp. Chúng tôi nghĩ rằng người xưa xây như một cái am rồi mới gánh đất đổ lên thành vòm. Gò có ''hang'' ở dưới nên gọi ''Gò Hang''. Vì vậy đất trên gò gồm nhiều loại, xồm xộp không hoàn thổ và cỏ không mọc được. Cũng chưa thấy khai thác trồng trọt. Nay mới lập 1 am nhỏ để mấy nhà bên cạnh gò thắp hương.
Có thể do có gò Hang là một ngôi mộ cổ dùng gạch xây đời Hán mà vùng này có địa danh Hi Sơn. Tất nhiên còn chờ ở các tài liệu khảo cổ trong tương lai. Xung quanh gò Hang còn các địa danh: Thầy Vang, Chùa Tranh, Giếng Tó, Gò Bắc Bếp; Gò Tổng Binh, Gò Cơn Ngựa.
Thầy Vang: Chữ ''Thầy'' theo cách giải thích của địa phương nghĩa là ''bờ lũy''. Thầy Vang nghĩa là bờ lũy Vang. Chữ Vang là địa danh thuộc thôn Yên Nội.
Chùa Tranh: Tên chữ là ''Phúc Lâm Tự''. Chùa không thờ bằng tượng Phật mà thờ bằng ''Tranh Phật''. Chùa Tranh thuộc thôn Đống Cao ở sau đình Đống Cao. Là một hiện tượng hiếm thấy.
Giếng Tó: Là giếng ở trước đình Đống Cao. Tang và thành giếng làm bằng đất thớ màu vàng. Nước giếng rất trong.
Gò Bắc Bếp: Địa danh thuộc thôn Đống Cao, ở cạnh đình Đống Cao. Đào yên tìm thấy nhiều tro bếp và các ''ông đầu rau''.
Gò Con Ngựa: ở sau đình Đống Cao, cũng gọi là gò ''Đồng Cũ''. Trống canh tác nhân dân địa phương tìm thấy nhiều gạch bìa cổ, có vạch. Bờ móng xây bằng vữa đất, xếp từng lượt khi cày sâu vẫn bật gạch tên.
Dưới làng Vân Đài là làng Tiên Đài được nhân dân giải thích là ''Đài quan sát'' ở phía trước. Làng này xưa chỉ có một họ Trần.
Làng Xuân Đài, địa danh thời cổ là làng Liễu. ở đây có gò ''Tổng binh'', nơi cớ đền Gia Phúc thờ Hai Bà Trưng. Cả làng xưa chỉ có một họ Phạm.
Như vậy xã Văn Tiến ngày nay gồm ''3 làng Đài'' xưa là: Tiên Đài, Xuân Đài và Vân Đài (hoặc Quan Đài gồm: Cẩm La, Phúc Lộc, Đống Cao, Yên Nội)
Toàn bộ các cánh đồng cấy lúa trồng màu vùng này xưa kia là vùng đầm lầy bên bờ sông Cà Lồ. Sau đê sông Cà Lồ bị vỡ vào thời Tự Đức, nên bị bồi lấp nay thành đồng ruộng. Nay là ruộng đất các xã Nguyệt Đức, Văn Tiến. 
Về giai đoạn cuối cùng của cuộc khởi nghĩa ở Cấm Khê, sử chép: ''Trưng Vương cùng em gái là Nhị cự chiến với quân Hán, quân vỡ thếch, đều bị thất trận chết. Sự nghiệp anh hùng cứu nước của họ Trưng đến đây là kết thúc".