VRNs (17.06.2014) -Sài Gòn- Người nghèo là những người bị tước đoạt bởi sự tham nhũng của các kẻ quyền hành. Đây là chủ đề bài giảng của Đức Thánh Cha trong bài giảng Lễ tại nguyện đường Santa Marta ngày 16.06. ĐTC kết luận bài giảng: “Chỉ có thể chống lại cám dỗ của tội tham nhũng nhờ việc phục vụ người khác bằng tâm hồn khiêm tốn.”
Một câu chuyện cổ rất đau xót vẫn còn hiển hiện nơi tội tham nhũng ở xã hội ngày nay. Đức Thánh Cha suy gẫm điều này dựa trên câu chuyện được kể trong bài đọc I nói về ông Na-bốt (x. 1V 21,1-16), người sở hữu vườn nho của tổ tiên. Khi vua A-kháp muốn “mở rộng khu vườn của mình vua muốn Na-bốt bán vườn nho nhưng Na-bốt từ chối vì đó là mảnh vườn tổ tiên không thể bán. Bị từ chối, nhà vua cảm thấy rất buồn rầu vì vậy vợ Vua là Hoàng Hậu Jezebel cài bẫy với sự cộng tác của các nhân chứng giả, và Na-bốt bị kết án và ném đá đến chết. Cuối cùng, Jezebel chiếm được khu vườn nho mà chồng bà thèm muốn. Bà dâng khu vườn này cho nhà vua, ông bình thản nhận nó “như không có điều gì xảy ra.”
Câu chuyện này vẫn nhan nhản lặp lại nơi những kẻ nắm quyền lực về: vật chất, chính trị hay thậm chí là tinh thần.
Báo chí nhan nhản đưa tin nhiều chính
trị gia bị đưa ra tòa vì tham nhũng và ma mãnh. Các chủ doanh nghiệp
giàu cũng bị đưa ra tòa vì ma mãnh trong việc bốc lột sức lao động của
các người công nhân. Chúng ta cũng nghe nói có vị giám mục trở nên giàu
có quá, sau đó rời bỏ việc mục vụ để làm chính trị. Vì vậy, các chính
trị gia tham nhũng, các nhà doanh nghiệp tham nhũng và kể cả các giáo sĩ
cũng tham nhũng, bị bắt gặp nhan nhản khắp nơi. Chúng ta phải thừa nhận
sự thật đau xót này: Chính xác tham nhũng là tội lỗi nơi những người
nắm quyền lực trên người khác – cho dù quyền lực đó là chính trị, kinh
tế, hay trong giáo hội –
Tất cả chúng ta bị cám dỗ về tội tham
nhũng. Nó là một tội “trong tầm tay” khi mà người đó nắm quyền, có quyền
lực, thấy mình gần giống như Thiên Chúa vậy.
Đức Thánh Cha nói rằng một người rơi vào
tham nhũng thì cũng cho mình là số 1 bằng việc: tự mãn, lắm tiền bạc,
quyền lực, hào nhoáng, kiêu căng và từ đó mọi thứ đều trở nên có thể
thực hiện được, thậm chí là sát nhân. Đức Thánh Cha hỏi rằng, ai phải
trả giá cho sự tham nhũng này? Và câu trả lời rõ ràng nơi thực tế là
những người nghèo.
Nếu bàn về sự tham nhũng xảy ra nơi
chính trị, nền kinh tế thì ai phải trả giá cho sự tham nhũng này? Bệnh
viện sẽ không có thuốc, các bệnh nhân không được chăm sóc, các em nhỏ
không được học hành. Họ là những Na-bốt của thời hiện đại, những người
phải trả giá cho sự tham nhũng của kẻ quyền hành. Và ai phải trả giá cho
sự tham nhũng của một vị giám mục? Các trẻ em phải trả giá, các em
không biết làm dấu thánh giá, không được học giáo lý, không được quan
tâm. Người bệnh không được viếng thăm, tù nhân không được nâng đỡ về mặt
tâm linh. Tóm lại, người nghèo phải trả giá cho sự tham nhũng này.
Cách duy nhất để thoát khỏi tham nhũng,
cách duy nhất để vượt qua sự cám dỗ về tội tham nhũng là phục vụ. Bởi vì
tham nhũng là tự hào, kiêu ngạo còn phục vụ là hạ mình, khiêm tốn. Đó
là lòng khiêm tốn bác ái để giúp đỡ người khác.
Hôm nay, chúng ta dâng thánh lễ cầu
nguyện cho những ai đang phải trả giá cho sự tham nhũng. Con số nạn nhân
này rất nhiều. Các vị tử đạo vì sự tham nhũng trong chính trị, kinh tế
và ngay cả trong giáo hội. Chúng ta cầu nguyện cho họ. Xin Chúa đưa
chúng ta đến gần với họ. Thiên Chúa chắc chắn đã rất gần với Na-bốt,
trong lúc ông bị ném đá cho đến chết, cũng như Ngài đã gần bên Stephen,
vị tử đạo tiên khỏi của Giáo Hội. Xin Chúa gần gũi và ban cho chúng ta
sức mạnh [cho những ai đang là nạn nhân của sự tham nhũng ], nhờ đó họ
có thể vững mạnh tiến về phía trước bằng chính đời sống chứng tá của
mình.
Hoàng Minh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét