Cầu nguyện được xem là nhu cầu tâm linh của mỗi tín hữu, và là một trong những hình thức thực hành tôn giáo, cho nên việc cầu nguyện ít nhiều có tác động trên đời sống thiêng liêng lẫn trên lối sống của mỗi người. Do đó, Nếu lời cầu nguyện bị vẩn đục bởi cái tôi ích kỷ, chúng sẽ gây tác hại đến đời sống thiêng liêng và làm cho toàn bộ đời sống của của người tín hữu bị lệch lạc.
Cầu nguyện bao gồm việc gặp gỡ, trò
truyện với Thiên Chúa; lắng nghe, tìm kiếm và vâng theo Thánh ý Ngài;
biểu lộ lòng ăn năn thống hối; xin ơn, tạ ơn, ngợi khen và thờ lạy Thiên
Chúa.
Nếu việc cầu nguyện không xuất phát từ
lòng mến Chúa yêu người, thì người ta sẽ bị cái tôi vị kỷ chi phối lời
cầu nguyện của mình; thay vì cầu xin để tìm kiếm và vâng theo thánh ý
Chúa, người ta lại muốn Thiên Chúa thực hiện những điều mình mong muốn,
mà không lường trước những mối nguy tìm ẩn cho bản thân hoặc cho tha
nhân từ những điều người ta xin; thậm chí những điều ta cầu xin có thể
gây nguy hại đến đời sống thiêng liêng, đến số vận mệnh đời đời của ta.
Hơn nữa, lòng vị kỷ có thể khiến cho người ta bị mất lòng tin vào Thiên
Chúa, khi không xin được những điều mình mong muốn. Bên cạnh đó, lời cầu
nguyện bị chi phối lòng vị kỷ, được biểu hiện qua việc người ta chỉ tìm
đến Thiên Chúa để xin ơn, nhưng lại không bao giờ dâng lời cảm tạ, ngợi
khen và thờ lạy Thiên Chúa, Đấng đáng được tôn thờ.
Nói chung, những bản kinh được soạn sẳn
rất hữu ích cho việc cầu nguyện, giúp các tín hữu tránh việc để cho tâm
trí bị chi phối bởi cái tôi vị kỷ hoặc suy nghĩ lan man. Tuy nhiên, nếu
người cầu nguyện không đặt tâm tình và ý hướng của mình vào lời kinh,
thì việc đọc kinh chẳng khác gì một cái máy. Như thế, việc cầu nguyện sẽ
trở nên một việc nhàm chán.
Vào thời Chúa Giêsu, người Do Thái có
những thói tiêu cực biểu lộ qua việc cầu nguyện, được nhắc đến trong
Tin Mừng theo Thánh Matthêu đó là thói đạo đức giả: người ta đứng ở các
giao lộ, cầu nguyện lớn tiếng cốt để phô trương; hoặc lải nhải khi cầu
nguyện, vì họ nghĩ rằng cứ nói nhiều lời là được nhậm lời (x. Mt 6:
5-7).
Trong đoạn Tin Mừng Mt 6: 7-15, tác giả
cho thấy, Chúa Giêsu được các môn đệ xem như bậc thầy về việc cầu
nguyện. Vì lẽ đó, mà các môn đệ đã xin Chúa Giêsu dạy họ cầu nguyện.
Những lời CGS dạy các môn đệ cầu nguyện
được Thánh Matthêu tường thuật lại trong đoạn 6: 7-15 được quen gọi là
kinh Lạy Cha. Kinh này quen thuộc đối với tất cả các Kitô hữu, không
phải vì kinh này ngắn, dễ học thuộc; cũng không phải vì nó là một loại
thần chú, nhưng vì Kinh này trở nên khuôn mẫu cho lời cầu nguyện của các
Kitô.
Kinh Lạy Cha được trở nên khuôn mẫu cho việc cầu nguyện vì một số điểm sau:
Trước hết, Kinh Lạy Cha giúp các môn
đệ của Chúa Giêsu ý thức được rằng, việc cầu nguyện là một cuộc gặp gỡ,
trò chuyện giữa đương sự với Thiên Chúa, và xác tín Ngài là Cha của toàn
thể nhân loại; Ngài một người Cha yêu thương, dễ gần gũi, dễ trò
truyện, chứ không phải là một vị thần xa cách, không quan tâm gì đến
loài người.
Kinh Lạy Cha còn giúp các tín hữu ý thức
rằng mọi người là anh chị em với nhau, là con của Cha trên Trời. Khi kêu
xin điều gì, ta không cầu xin Chúa cho riêng mình, mà cầu xin cho toàn
thể nhân loại. Như vậy, các môn đệ của Chúa Giêsu sẽ vượt ra khỏi cái
tôi ích kỷ của cá nhân hay của của phe nhóm.
Hơn thế nữa, Chúa Giêsu còn hướng các môn
đệ cầu nguyện và nổ lực góp phần vào việc mọi người nhận biết Danh của
Thiên Chúa để: “Xin làm cho Danh Cha vinh hiển, triều đại Cha mau đến”
(Mt 6: 9b-10). ‘Triều đại Cha’ mà Chúa Giêsu nói đến không phải là một
đế chế hay một một quốc bị ràng buộc bởi những hệ thống pháp lý hay bị
điều hành, thống trị bởi một bạo chúa hay một tập đoàn lãnh đạo hà khắc,
mà là một thực tại mở ra cho mọi dân tộc không phân biệt ngôn ngữ, màu
da, sắc tộc.Thực tại ấy chính là Giáo Hội, biểu trưng cho sự hiện diện
của ‘Triều đại Cha’ ở trần gian. Một trong những dấu chỉ để nhận ra sự
hiện diện của “Triều đại Cha” đó là tình yêu, thái bình và công lý ngự
trị. Do đó, bất cứ nơi nào có sự tình yêu, thái bình và công lý ngự trị,
chắc chắn nơi đó Triều đại của Thiên Chúa đang hiện diện.
Qua Lời cầu xin cho “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”,
mà Chúa Giêsu dạy, người môn đệ của Chúa Giêsu nhận ra rằng, không ai
có quyền nài ép, bắt buộc Thiên Chúa phải thực hiện theo ý mình. Do đó,
người môn đệ của Chúa Giêsu luôn đặt ý Chúa lên trên hết, bởi vì họ tin
rằng Chúa luôn muốn điều tốt cho con người.
Việc Chúa Giêsu dạy các môn đệ của
Người xin Chúa Cha ban cho họ lương thực hàng ngày (Mt 6: 11), điều đó
không đi ngược lại với việc xin cho ‘ý Cha được thể hiện dưới đất cũng
như trên trời.’ Lời cầu xin này là đơn thuần là một lời cầu đầy thiện ý
của người môn đệ Chúa Giêsu cho tất cả mọi người, cách đặc biệt cho toàn
thể những ai đang nghèo đói; chứ họ không cầu xin cho riêng mình, cũng
không có ý nài ép, hay ra lệnh cho Thiên Chúa.
Qua lời cầu này, người môn đệ của Chúa
Giêsu nhận ra, ngoài lương thực ra, còn biết bao người đang thiếu những
nhu cầu cơ bản để sống xứng với phẩm giá con người. Do đó, người môn đệ
của Chúa Giêsu không những cầu xin, mà còn đóng góp cách cụ thể vào việc
giúp anh chị em của mình có được những nhu cầu cơ bản để sống xứng với
phẩm giá con người, như chính Chúa Giêsu đã từng hóa bánh ra nhiều cho
dân chúng ăn khi họ đói (Mt 14: 13-21; 15: 32-39).
Tiếp đến, Chúa Giêsu dạy các môn đệ “xin Cha tha tội cho chúng con; như chúng con cũng tha cho những kẻ có lỗi với chúng con”
(Mt 6: 12), cho thấy, chỉ có Thiên Chúa mới có quyền tha tội cho con
người, vì vậy, mọi người cần phải cầu xin Chúa tha tội cho bản thân. Một
trong những điều kiện quan trọng để được Thiên Chúa tha thứ đó là, việc
tha thứ lầm lỗi cho anh chị em. Thực tế cho thấy, tội không phải là
điều gì xa lạ, tội gắn liền với thân phận mỏng giòn của loài người vốn
đã bị tổn thương bởi tội Tổ Tông; đã làm người thì không ai không phạm
tội cả (Trừ Mẹ Maria, được Thiên Chúa ban cho đặc ân vô nhiễm nguyên
tội); thế nhưng, người môn đệ của Chúa Giêsu dễ bị cám dỗ đó là, xét
đoán, kết án và không tha thứ cho anh chị em của mình, nhưng lại xin
Thiên Chúa tha thứ cho mình. Việc tha thứ cho anh chị em của mình là một
điều kiện Thiên Chúa đòi buộc mỗi người, chứ không phải là một ân huệ,
thích thì ta ban phát, không thì thôi.
Chúa Giêsu còn dạy các môn đệ cầu
xin Chúa gìn giữ họ khỏi sa chước cám dỗ (Mt 6:13). Hẳn là, chỉ có ma
quỷ mới cám dỗ con người. Chỉ có ma quỷ mới muốn loài người chịu đau
khổ, vì lẽ đó chúng dùng mọi mưu mô để cám dỗ chúng ta. Cám dỗ tự nó
không phải là tội, nhưng vì chúng có thể làm cho chúng ta sa ngã vào bẫy
của như Ông bà Nguyên Tổ đã sa ngã vì bị mà quỷ mưu mô phỉnh gạt. Do
đó, người môn đệ không ngừng xin Chúa gìn giữ họ xa chước mọi cám dỗ.
Sau cùng, Chúa Giêsu dạy các môn đệ cầu
xin Chúa cứu mọi sự dữ (Mt 6: 13). Sống trong một thế giới bất toàn,
loài người phải đối mặt với nhiều sự dữ, không đủ sức đương đầu. Vì vậy,
Chúa dạy các môn đệ cầu xin Chúa xin giữ khỏi sự dữ là điều cần thiết.
Lời cầu này chính là lời Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ tin vào quyền
năng tuyệt đối của Chúa Cha.
Điều đáng làm chúng ta bận tâm đó là,
có những sự dữ do loài người gián tiếp hoặc trực tiếp gây ra, đó là một
thách đố cho tất cả những môn đệ của Chúa Giêsu làm thế nào để tránh
những tác hại của sự dữ gây ra, và tránh mọi hình thức gây ra đau khổ
cho người khác.
Tóm lại, trong Kinh Lạy, Chúa Giêsu không
những dạy các môn đệ cách thức cầu nguyện, thái độ, tâm tình và một số ý
chỉ cầu nguyện, mà còn mạc khải nhiều điều giúp họ mở rộng nhận thức về
tình thương, quyền năng của Thiên Chúa dành cho loài người, về bản thân
liên quan mật thiết đến tha nhân. Tình thương đó thúc bách người môn đệ
của Chúa Giêsu ra khỏi cái tôi của mình, chuyên chăm trong việc cầu
nguyện, và tích cực dấn thân để góp phần vào việc làm cho Danh Cha cả
Sáng và Triệu Đại Cha mởi rộng.
Vominh
Vominh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét