20.6.14

Khi đức tin lung lay



VRNs (19.06.2014) – Sài Gòn - Khi sống đức tin, chúng ta có thể gặp nhiều thử thách, đó là cuộc tôi luyện và để chúng ta chứng tỏ niềm tin của mình. Thật vậy, dù “vàng là của phù vân mà còn phải chịu thử lửa” (1 Pr 1:7) kia mà!

Thánh Phêrô cho biết: “Trong thời ấy, anh em sẽ được hân hoan vui mừng, mặc dầu còn phải ưu phiền ít lâu giữa trăm chiều thử thách. Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội, vàng là của phù vân mà còn phải chịu thử lửa. Nhờ thế, khi Đức Giêsu Kitô tỏ hiện, đức tin đã được tinh luyện đó sẽ trở thành lời khen ngợi, và đem lại vinh quang, danh dự. Tuy không thấy Người, anh em vẫn yêu mến, tuy chưa được giáp mặt mà lòng vẫn kính tin. Vì vậy, anh em được chan chứa một niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang, bởi đã nhận được thành quả của đức tin, là ơn cứu độ con người” (1 Pr 1:6-9).
Chúng ta biết rằng Chân phước Mẹ Teresa Calcutta đã phải chịu “bóng tối” một thời gian. Trong cuốn “Hãy Là Ánh Sáng (Come Be My Light), Mẹ Teresa Calcutta đã kể chi tiết về sự đau khổ tâm linh trong nhiều lá thư Mẹ gởi cho các vị linh hướng suốt nhiều thập niên.
Khi tôi muốn hướng tâm lên trời, có khoảng trống thuyết phục rằng mọi tư tưởng sắc như dao và làm đau mọi linh hồn. Thiên Chúa yêu thương tôi, nhưng thực tế của bóng tối, sự lạnh lẽo và sự trống rỗng quá lớn đến nỗi chẳng có gì chạm vào linh hồn tôi.
Lúc đó, nhiều người nói sực mặc khải này về Mẹ Teresa như một dạng sống của Mẹ. Họ không thể hiểu thấu tư tưởng về cuộc chiến tâm linh của một con người hành động như thể luôn kết hợp với Thiên Chúa. Nhưng bóng tối và đức tin rất thường “đồng hành” với nhau. Một số các vị thánh lớn của Giáo hội đã từng trải nghiệm “bóng tối” trong một thời gian dài mà họ cảm thấy như Thiên Chúa không hiện hữu.
Thánh Gioan Thánh Giá, Tiến sĩ Giáo hội, một nhà thần bí người Tây Ban Nha thế kỷ XVI, tác giả nổi tiếng về “bóng tối tâm linh” với cuốn “Đêm Tối của Linh Hồn”. Nhiều vị thánh cũng đã cho viết về kinh nghiệm của họ. Một trong các thánh đó là Thánh Teresa Hài Đồng (1873-1897). Bà được Giáo hội tôn phong là Tiến sĩ Giáo hội vì bà có “Con Đường Thơ Ấu” để nên thánh. Bà chịu đựng điều mà bà gọi là “sự cám dỗ dữ dội về vô thần” trong suốt 18 tháng cuối đời.
Trong thời gian đó, thánh nữ xin Chúa: “Linh hồn con bị xâm chiếm bởi bóng tối dày đặc, và bởi tư tưởng về Nước Trời, lúc đó thật ngọt ngào với con, không còn gì khác ngoài sự chiến đấu và sự giày vò”. Đức tin của bà đã trở thành bức tường cao chạm tới Nước Trời với dạng bầu trời đầy sao sáng. Bà viết: “Khi tôi ca tụng hạnh phúc Nước Trời và sở hữu Thiên Chúa đời đời, tôi cảm thấy vui vì tôi chỉ ca tụng điều TÔI MUỐN TIN”.
Tôi thích những hình ảnh mà bà dùng trong cuốn “Một Tâm Hồn” (tự truyện) để diễn tả đức tin của mình. Bà thường gọi mình là “trái bóng nhỏ”, là đồ chơi mà Con Trẻ Giêsu làm rơi trên nền nhà khi ngủ: “Thật hiếm những linh hồn cho phép Ngài ngủ yên trong linh hồn họ”. Bà tự nhận: “Con là trái bóng nhỏ, Chúa muốn đá đi đâu thì đá”. Và bà lý luận: “Trẻ con chỉ cần chiếc thuyền nhỏ của nó chạy thuận lợi là được rồi. Chỉ cần hoàn toàn trông cậy vào Thiên Chúa để thuyền thuận buồm xuôi gió là thành công rồi”.
Thật khó để diễn tả nỗi đau khổ bằng lời nói. Theo Thánh nữ Hoa Hồng Nhỏ Teresa, người ta phải “đi qua hầm tối để hiểu được bóng tối”. Đức tin không là một cảm giác, dù là cảm giác đạo đức hoặc nhiệt tâm, mà thường là cảm giác trốn rỗng, khô khan, giày vò, vô định, thậm chí là không có cảm giác. Đức tin là tái định hướng bình an và hướng về tình yêu không nhìn thấy. Đức tin phải được thử thách để xác định về sự thật và sự vững bền. Vậy mới biết đức tin như thế nào.
Đức tin được minh chứng qua các vị thành như Thánh Gioan Thánh Giá và Thánh Teresa Hài Đồng, bóng tối tâm linh được “duy trì” cho một số người được Thiên Chúa tuyển chọn để kết hiệp đặc biệt với Ngài. Vì vậy, tôi tin “cửa hẹp” mà Chúa Giêsu đã dề cập trong Phúc Âm. Kiên trì trong đức tin là điều khác biệt của các thánh đối với chúng ta. Nếu muốn nên thánh, chúng ta cũng phải kiên trì chịu đựng “bóng tối tâm linh” như vậy!
Cuốn tự truyện của Thánh Teresa là một kho tàng, phong phú về tâm linh, sâu sắc trong thực hành mà lại đơn sơ như trẻ em. Thánh nhân cho biết: “Khi tôi không có niềm vui của đức tin, tôi cố gắng làm việc”.
Rất dễ để bỏ cầu nguyện, thậm chí là bỏ đức tin, khi niềm vui đức tin không còn — khi lời cầu nguyện của chúng ta có vẻ vô ích và cảm thấy có vẻ như Thiên Chúa đã bỏ rơi mình. Nhưng khi gặp thử thách về đức tin, đó là lúc Thiên Chúa ở gần chúng ta nhất, và Ngài đang kéo chúng ta đến gần Ngài hơn.
ĐGH Phanxicô nói trong lần tiếp kiến chung Tuần Thánh năm 2014: “Đêm tối thực sự trở nên tối tăm hơn trước khi bình minh, trước khi ánh sáng bắt đầu. Thiên Chúa can thiệp vào khoảng đen tối đó để cứu vớt chúng ta”.
Thánh Phaolô khuyên: “Hãy gớm ghét điều dữ, tha thiết với điều lành; thương mến nhau với tình huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình; nhiệt thành, không trễ nải; lấy tinh thần sốt sắng mà phục vụ Chúa. Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng, cứ kiên nhẫn lúc gặp gian truân, và chuyên cần cầu nguyện. Hãy chia sẻ với những người trong dân thánh đang lâm cảnh thiếu thốn, và ân cần tiếp đãi khách đến nhà” (Rm 12:9-12).
Hãy kiên tâm cầu nguyện. Trên hết mọi sự, đức tin là sự kết hiệp với Đức Kitô được chìm sâu trong lời cầu nguyện. Dù chúng ta có chịu thử thách về đức tin hay không, nhưng chúng ta khó tránh được sự khô khan trong khi cầu nguyện. Trong cuốn “Đối Thoại Với Đức Kitô” (Conversation With Christ), tác giả Peter Thomas Rorhbach viết: “Đó là cơ hội tuyệt vời để chúng ta thể hiện tình-yêu-không-ích-kỷ dành cho Đức Kitô, tình yêu đó không đòi hỏi được an ủi”. Đó không chỉ là hoa trái của đời sống cầu nguyện mà còn là đức tin trọn vẹn của chúng ta. Chất lượng đức tin là lòng trung tín. Đừng nản lòng và đừng bỏ cuộc!
TRẦM THIÊN THU

0 nhận xét:

Đăng nhận xét