Hàng
năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật
tử cùng tao nhân mặc khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương.
Hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu
hành, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả
hồn bay bổng hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu
Phật.
Hội
chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ
Đức, tỉnh Hà Tây. Xã gần sáu thôn: Tiên Mai, Phú Yên, Hội Xá, Đục Khê,
Yến Vĩ và Hạ Đoàn.
Ngày
mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần
tháng 3 âm lịch. Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng
hai âm lịch. Ngày này vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa
phương. Đến nay nghi lễ "mở cửa rừng" hàm chứa ý nghĩa mới - mở cửa
chùa.
Chùa
Hương là một danh thắng nổi tiếng. Không giống bất cứ chùa nào, chùa
Hương làm một tập hợp nhiều động, nhiều chùa trong một tổng thể cấu trúc
kết hợp vừa thiên nhiên vừa nhân tạo. Tạo hóa đã khéo bày đặt ở vùng
này nhúm núi đá gồ ghề bên cạnh sự mềm mại của các dòng suối. Màu sắc
xám đanh, già dặn, dãi dầu của đá trơ ra bên màu xanh non tơ của cây lá.
Sự hấp dẫn của Hương Sơn không chỉ ở bề ngoài mà còn có ở bên trong. Đó
là vẻ đẹp sâu lắng giàu triết lý dân gian của hang động. Khách đến với
chùa Hương có cái thú ngồi thuyền chiêm ngưỡng bầu trời, cảnh bụt, khoái
chú nhìn sông ngắm núi như thấy một góc của non sông đất nước vừa thơ,
vừa thực thu gọn trong tầm mắt và cũng huyền ảo như lạc vào cõi bồng lai
tiên cảnh. Cảm xúc hư, thực đan xen lẫn nhau nâng tâm hồn của con người
bay bổng, phiêu diêu. Con người đi tới đâu dấu tích lịch sử và văn hóa
như đã in hầu hết vào thiên nhiên và đã được định vị. Ven núi có hang
Sơn - Thủy hữu tình, hàng Long Vân, hang Cá. Trên cao có hang Hồng Sự,
hang Sũng Sàm, hang Trú Quân, động Tiên, động Tuyết, động Hương Tích.
Con người đến với thiên nhiên bằng tấm lòng bè bạn, đặt tên cho động,
cho hang rồi xây chùa, lập điện tôn thành những chùa động hang độc đáo,
tạo nên cái thiêng cái đẹp. Để rồi lại chính con người thăm viếng,
ngưỡng mộ thờ phụng và hưởng thụ thành quả về miền thành tín của mình.
Hang động ở Hương Sơn là yếu tố cấu thành quan trọng để quần thể Hương
Sơn trở thành danh thắng nổi tiếng và đặc thù của quần thể này. Cả 3
tuyến du lịch (Hương Tích, Long Vân, Tuyết Sơn) đều khai thác các vị trí
trong đá để thu hút khách.
Tuyến
thứ nhất gọi là tuyến Hương Tích. Khách chủ yếu đi tuyến này bởi vì ở
tuyến này những gì đặc sắc nhất đều tập trung ở đó. Bắt đầu từ bến đò
Yến Vĩ - Suối Yến - đền Trình Ngũ Nhạc - cầu Hội - chùa Thanh Sơn chùa
Hương Đài - chùa Thiên Trù - chùa Hinh Bồng - chùa Tiêu - chùa Giải Oan -
đền cửa Võng và cuối cùng vào trong Hương Tích.
Bến
Đục là nơi tập kết để vào chùa Hương. Khách theo dòng suối Yến bập bềnh
vào cõi tiên, lên khỏi đò cách chừng hơn nửa km là đền Trình. Ngôi đền
này thờ Sơn Thần, và mùng 6 tháng Giêng lễ mở cờ rừng được cử hành trọng
thể tại đây để người trần gian xin phép thần rừng được vào rừng bái lễ
và làm ăn sinh sống. Tiếp tuyến đường là đến bến Trò, tức là bến đò chùa
Thiên Trù nằm lọt giữa một thung lũng xinh đẹp. Chặng đường tiếp, theo
lối lên gập ghềnh vào chùa, trong có lối rẽ vào Chùa Tiên, đó là một
hang động thoáng rộng. Trong chùa Tiên có vô số những pho tượng bằng đá
và nhũ đá. Khi gõ lên nghe như tiếng chiêng, tiếng khánh và có một pho
tượng trong suốt như thủy tinh hồng khi đặt ngọn đèn phía bên kia tượng.
Hành trình tiếp đến chùa Giải Oan, trong khu vực chùa có giếng nước
mang tên giếng Giải Oan, tương truyền xưa kia Đức Phật đõ tâty trầm tại
Giếng nước này. Những di tích đậm màu sắc Phật như am Phật tích, đông
Tuyết Quỳnh … dẫn dắt giúp du khách quen với cảnh thâm u của đất trời.
Đến động Hương Tích (tức là chùa Trong) du khách được chiêm ngưỡng những
nhũ đá - tác phẩm tuyệt mỹ mà tạo hóa phải thầm lặng hàng triệu năm bồi
hoàn mới thành khối, thành hình lạ lùng đến thế, Tương truyền trong
động này, Đức Phật Bà đã tu hành đắc đạo. Sau đó các La Hán cũng tu
luyện nơi đây. Một hệ thống các tạo tác nghệ thuật do những nghệ sĩ vô
danh tài ba để lại trong hang động, tiêu biểu nhất là tượng Phật Bà Quan
Âm. Phật Bà có hình dáng một thiếu nữ, khuôn mặt trái xoan, cổ cao ba
ngấn, đầu đội mũ Bồ Tát. Phật Bà ngồi lên tảng đá trông tựa gốc cổ thụ,
chân như để hờ lên một bông sen độ nở. Đây là pho tượng khá đẹp, nét
chạm rắn rỏi mà thanh thoát. Hình tượng Phật Bà thật gần gũi với người
lao động... Phía trong cùng hang động, có đường "lên trời" và cả lối
xuống "địa phủ”.
Tuyến
thứ hai là tuyến Tuyết Sơn. Đò cũng xuất phát từ bến Yến, đưa khách đến
thăm đền Trình. Ngắm nhìn sông nước, khách lần lượt thấy núi Thuyền
Rồng, núi con Phượng... cho tới bến Tuyết Sơn. Trong động Tuyết Sơn có
nhũ đá nhủ xuống, trùng trập hiện ra coi như vảy rồng. Trên ngọn núi có
tượng Phật bằng đá, lai có những cây thông mọc từng hàng coi như một dãy
tán. Cảnh trí xanh tối âm u (thích trong sách Lịch triều hiến chương
loại chí của Phan Huy Chú).
Tuyến
thứ ba là tuyến Long Vân, đò cũng xuất phát từ bến Yến, đi thăm đền
Trình (Phú Yên) rồi rẽ sang một nhánh của suối Yến để tới chùa Long Vân.
Lên thuyền vào chùa Long Vân, rồi leo núi thăm động cùng tên. Đi nữa
đến chùa Cây Khế và cách đó chừng vài trăm mét là hang Sũng Sâm - một di
chỉ khảo cổ lưu dấu tích của người xưa.
Từ đó
có thể thấy rằng không phải ngẫu nhiên các bậc thánh thơ của nhiều thời
đại đã tìm đến Hương Sơn và để lại nhiều bài thơ hay, lắng sâu trong
trái tim bạn đọc. Những bài thơ ấy sống mãi với thời gian và góp tiếng
nói đưa Hương Sơn trở thành danh thắng không chỉ của một vùng mà còn là
của cả nước. Do đó, tuy du khách đến chùa Hương có nhiều mục đích khác
nhau nhưng mục đích tích cực nhất là đến chùa Hương đồng nghĩa đến với
cái đẹp. Điều đó đã phản ánh sự khao khát của con ngưòi hướng tới cái
đẹp để tự hoàn thiện bản thân mình. Yếu tố này tạo nên sắc thái văn hóa
du lịch của chùa Hương.
Theo
cuốn Nam Hải Quan Thế âm - một truyện Nôm ra đời vào khoảng thế kỷ XVIII
- XIX thì chùa Hương là nơi lưu dấu tu hành của công chúa Diệu Thiện,
con vua Diệu Trang Vương nước Hưng Lâm. Dân gian quen gọi công chúa Diệu
Thiện là Bà chúa Ba. Bà tu hành chín năm ở động Hương Tích đắc đạo trở
thành Đức Quan Thế âm bồ tát. Sau trở về diệt trừ cái ác, đáp hiếu cha
mẹ, phổ độ chúng sinh.
Phật
thoại truyền miệng còn phong phú hơn. Theo các cụ bô lão làng Phú Yên
(làng quản lý tuyến Tuyết Sơn) kể: khi mãnh hổ cõng Bà Chúa Ba đến núi
Hương Sơn, ban đầu bà tu hành ở chùa Hỏa Quang - nay là nền đình làng
Phú Yên, sau đó bà lên núi để tĩnh tâm, tu hành ở động Tuyết Sơn, ít lâu
sau bà ngược hướng Bắc tu ở động Hương Tích.
Các
cụ ở làng Yến Vĩ thì kể: Khi Ngọc Hoàng sai thần linh hóa hổ đến cứu bà
Diệu Thiện, vì quyết chí tu hành không tuân theo lời cha nên bị vua sai
lính giết, mãnh hổ cõng bà vào núi Hương Sơn. Chỗ bà xuống đầu tiên là
hang Thánh Mẫu, còn gọi là am Phật Tích, tương truyền trong hang còn dấu
một bàn chân bà in trên đá. Ở đây, bà sang một vũng nước trong hang bên
cạnh tắm gội rửa nỗi oan ức bụi trần. Chỗ đó sau thành chùa Giải Oan có
giếng Giải Oan. Người xưa quan niệm ai oan ức điều gì thành kính đến
nơi đây lễ Phật, uống nước ở giếng Giải Oan coi như đã giải được nỗi uẩn
khúc trong lòng.
Câu
chuyện về bà chúa Ba là câu chuyện nhà phật sáng tác dựa trên các kinh
điển đạo Phật. Nam Hải Quan Thế Âm bồ tát là biểu tượng đẹp đẽ của sự
chân tu giữ đạo cứu đời, trở thành hình tượng gần gũi, thân thương, cảm
thông sâu sắc nỗi bất hạnh của con người và dân chúng.
Việc
lưu truyền Phật thoại về bà chúa Ba và hang Phật Tích ở nơi thờ Tam Phủ
đã khẳng định sự thắng thua của đạo Phật ở đất Hương Sơn. Ở đó, Phật
hiện thân trong tín ngưỡng thờ đá mà người dâm quen gọi là bụt mọc. Sức
mạnh huyền diệu của Phật pháp đồng nhất với linh hồn thiêng liêng trong
những cây đá, nhũ đá sẽ truyền cho các tín đồ niềm tin, tăng thêm sức
mạnh cho mỗi người.
Lạ
thay, chốn bồng lai tiên cảnh, lại thể hiện khát vọng rất thực của cuộc
đời, cầu mong sự sinh sôi nảy nở, ước mong cuộc sống đầy đủ. Nhà nông
cầu mong mình làm ruộng gạo vun lên thành đụn gạo trắng như ngọc, người
buôn bán mong sao có lẽ, có lời, tiền của như cây vàng, cây bạc. Ai muốn
con trai thì xoa đầu núi cậu, ai ước con gái thì xoa đầu núi cô. Còn
người bệnh thì tin rằng những giọt nước rớt tí tách từ bầu sữa tiên (vú
mẹ) sẽ trợ thêm sức mạnh cho người mau khỏe… Đó thực là những tín ngưỡng
của người lao động. Nơi đây không có chỗ cho những ai cầu vinh hoa danh
vọng, chức tước, quyền hành.
Những yếu tố trên đây cho thấy, dưới góc độ văn hoá dân gian, lễ hội chùa Hương mang màu sắc hội cầu may.
Lễ
hội chùa Hưng trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội
một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút,
không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.
Xã
Hương Sơn là xã sở tại trực tiếp quản lý các tuyến du lịch. Trước khi
vào chùa, du khách phải nghỉ lại ở các làng quanh bến Đục, bến Yến. Vì
thế đi hội chùa Hương du khách dễ có dịp hòa mình vào không khí của hội
làng truyền thống.
Ở
trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và
thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn
rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chạy đàn, hai vị tăng ni
múa rất dẻo và đẹp mắt qua những động tác ít thấy ở mọi nơi. Từ ngày mở
hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ
mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì
không bao giờ dứt. Về phần lễ có nghiêng về "thiền". Nhưng ở chùa ngoài
lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa
Vòng là "chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngổn, là người cai quản
cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "tì nữ tuý Hồng" của sơn thần
tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ
và tín ngưỡng cá thần.
Như vậy, phần lễ là toàn thể hệ thống tín ngưỡng gần như là cả một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam; có sự
sùng
bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho. Những tính chất tôn giáo có
phần bị tình yêu thiên nhiên, tinh yêu nam nữ, tình cảm cộng đồng… tràn
đầy chất thẩm mỹ vừa thanh cao, rất trần tục lấn đi. Trẩy hội chùa Hương
vì cả tâm hồn và thể xác đều được đắm sâu vào trong mây ngàn cỏ nội.
Ngày hội, làng tổ chức rước thần từ đền ra đình. Cờ trống đi trước dàn
nhạc bát âm kế theo, trai thanh gái lịch phù kiệu, ông già bà cả thành
tâm tiễn thần. Không khí ấy làm tâm linh mọi người sảng khoái. Trong lễ
hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn
tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc. điều khiển các bô
lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng.
Trong
suốt những ngày hội là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, là sự thành kính của
các bậc cao niên, là sự hoan hỷ mà nam phụ lão ai ai cũng có phần riêng
của mình. Cả ở những triền núi thấp cao, những rừng cây, rừng mơ… là
những đoàn người trẩy hội. Kẻ đi ra, người đi vào, kẻ đi lên, người đi
xuống bồng bềnh vào những đám mây nhẹ. Họ gặp nhau, quen hay không quen
cũng vui vẻ chào nhau bằng một lời chào: "Nam mô a di đà Phật" nhẹ
nhàng. đằm thắm và ấm áp…
Du
khách đến chùa Hương sẽ có dịp được chứng kiến và may mắn tham dự vào
không khí sinh hoạt văn hóa của lễ hội. Cảm nhận tinh thần thiên nhiên
của ngày hội lịch sử ấy để từ đó hồi âm về quá khứ của tổ tiên ở một
làng quê ven chân núi.
Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn …
Vào
những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền.
Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào
non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đò -
một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa. Và đến
nay, ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho
người đi hội.
Rời
con thuyền, giã từ sông nước, con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh
chùa chiền và bắt đầu hành trình mới - hành trình leo núi. Leo núi chơi
hang, chơi động lý thú vui nước đông đảo mọi người tham gia và hưởng
ứng. Vì vậy mà leo núi Hương Sơn dẫu có mệt nhưng có cảnh có người và có
không khí của ngày hội nên ai cũng cảm thấy thích thú với cuộc chơi
sông núi của mình. Cuộc leo núi ấy tạo ra trong con người tâm lý kỳ
vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp. Và sự kỳ vọng cái đẹp hẳn sẽ làm cho
con người thêm phần sảng khoái tin yêu cuộc đời này hơn.
Trong
không khí linh thiêng của ngày hội. Ở bất cứ chỗ nào như sân chùa, sân
nhà tổ, hình thức hát chèo đò đều được thực hiện. Các vãi có giọng hay
đứng dậy làm động tác chèo đò và hát những đoạn văn trên sáu dưới tám
liên quan đến tích nhà Phật. Đây là một sinh hoạt rất được các vãi hâm
mộ.
Có
thể thấy, trẩy hội chùa Hương không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu
trời - cảnh bụt, mà trước hết là do ở sự tiếp xúc - hòa nhập huyền diệu
giữa con người trước thiên nhiên cao rộng. Đó là vẻ đẹp lung linh của
sông nước, bao la của đất trời, sâu lắng của núi rừng, huyền bí của hang
động… Và dường như đất - trời, sông núi đẹp hơn nhờ tài sáng tạo hình
tượng - trí tưởng tượng này lòng nhân ái của con người.
Quan
niệm lưỡng hợp biểu hiện ở thế đối ứng hai hiện tượng, hai phạm trù khác
nhau mà bên nhau, làm cho cuộc hành trình về nơi thờ Phật dù có lúc vất
vả nhưng vẫn đem lại sự cân bằng trong tâm thức và thể lực cho du
khách.
Tổng thể thắng cảnh chùa Hương còn là biểu hiện của sự hòa hợp tự nhiên giữa tôn giáo và tín ngưỡng dân gian.
Trẩy
hội chùa Hương là hành động giải tỏa hòa hợp giữa thực và mơ, tiên và
tục - thực là nền tảng, mơ là uất vọng - trên cái nền mùa xuân tươi sáng
mà con người Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận hành động và
trao truyền.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét